Thành Viên và Kỷ Luật

Thành Viên Hội Thánh có Đúng như Kinh Thánh Dạy?

Đề Mục
05.18.2021

“Người phối ngẫu của Đấng Christ không thể ngoại tình được; Hội thánh không được vấp ngã và phải tinh khiết. Hội thánh phải biết mình thuộc về ai; Hội thánh cần bảo vệ mình với sự khiêm tốn sự thánh thiện về phần mình. Hội thánh sẽ giữ chúng ta cho riêng Đức Chúa Trời. Hội thánh sản sinh ra những con người sống cho vương quốc Ngài. Bất cứ ai bị tách ra khỏi Hội thánh và tham gia vào sự ngoại tình, bị tách ra khỏi những lời hứa của Hội thánh; Những ai từ bỏ Hội thánh của Đấng Christ sẽ không nhận được những phần thưởng của Đấng Christ. Họ là một người xa lạ; Họ không xứng đáng; Họ là kẻ thù. Họ không có Đức Chúa Trời là Cha nữa, Hội thánh không là chổ sản sinh ra con người này.”

— Cyprian, Treatise on the Unity of the Church, 6.

 

Khi tôi trở thành mục sư của Highland Village First Baptist Church (nay được gọi là The Village Church), tôi đã 28 tuổi. Tôi đã có một bước đi sớm trong kinh nghiệm hầu việc Chúa trong nhà thờ này, và tại thời điểm đó tôi đã không hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn “không phù hợp với nhà thờ địa phương” nơi tôi đang lo.

Nói một cách trung thực, tôi không chắc tại thời điểm đó, thành viên của nhà thờ là đúng với kinh thánh hay không. Mặc dù vậy, Đức Thánh Linh đã làm cho mọi việc trở nên rõ ràng rằng tôi sẽ hầu việc Chúa tại một nhà thờ nhỏ này ở ngoại ô Dallas. Đó là một trong nhiều điều mỉa mai của cuộc đời tôi trong những ngày đó.

Highland Village First Baptist Church là một nhà thờ “nhạy cảm với những người mới” trong khuôn viên Willow Creek và không có quy định đối với các thành viên chính thức, mặc dù họ đã tích cực làm việc và muốn mục sư mới cho ý kiến. Tôi đã có một sự hiểu biết sâu sắc về hội thánh nhưng không thông thạo – và, như tôi đã nói, có phần hoài nghi – về nhà thờ địa phương. Chúng tôi bắt đầu phát triển nhanh chóng với những người trẻ và đôi khi thất vọng vì trong đó có khoảng 20 người không có thói quen đi nhà thờ, hoặc quá khứ của họ trước đây không được tốt đẹp lắm. Họ thích nhà thờ The Village bởi vì họ “khác biệt”. Điều này luôn khiến tôi cảm thấy mình là người xa lạ bởi vì chúng tôi không làm gì ngoài việc rao giảng và ca hát mà thôi.

Trong các cuộc trò chuyện với những người đàn ông và phụ nữ này, tôi bắt đầu nghe những thứ như “Nhà thờ bị suy đồi rồi; chỉ nói đến tiền bạc và cái tôi của mục sư, hay là “Tôi yêu Chúa Giê-xu, và đó là nhà thờ mà tôi có vấn đề.” Câu mà tôi yêu thích là, “Khi bạn tổ chức nhà thờ, nó sẽ mất đi sức mạnh của nó.” Nhiều khi trong tôi cũng nảy ra những ý kiến này (tôi, cùng với hầu hết thế hệ của tôi, có quyền hạn và các vấn đề cam kết), tôi thấy họ bối rối vì họ đã được tạo ra chỉ để nghe tôi là những người tham dự nhà thờ nơi tôi là mục sư.

HAI CÂU HỎI TỪ SÁCH HÊ-BƠ-RƠ 13:17

Với những xung đột đã được ấp ủ dựa trên các học thuyết khác mà tôi đã xem là trọng tâm hơn nhiều, tôi tự hỏi liệu chúng ta có nên để cho qua trong việc nói đến thành viên của hội thánh và sẽ quay lại sau này. Lúc đó tôi đang chuẩn bị để giảng đến sách Hê-bơ-rơ và “tình cờ xảy ra” là tôi chọn ngay chương 13 khi câu 17: “sự vâng lời các lãnh đạo của bạn và chịu phục họ, vì họ đang tĩnh thức linh hồn bạn, dường như phải khai trình. Hãy để họ làm điều này với niềm vui và không phải phàn nàn, vì điều đó sẽ không có lợi gì cho bạn.”

Hai câu hỏi đã xảy ra với tôi. Thứ nhất, nếu không có yêu cầu trong kinh thánh để thuộc về một hội thánh địa phương, thì các nhà lãnh đạo nào mà một Cơ-đốc nhân cần phải vâng lời và thuận phục? Thứ hai, đối với cá nhân hơn, tôi sẽ là một mục sư cho cho ai để có trách nhiệm đối với họ?

Hai câu hỏi này bắt đầu giúp việc tôi tìm kiếm để hiểu Kinh Thánh nói về hội thánh địa phương, và Kinh thánh bắt đầu xoay quanh những ý tưởng về thẩm quyền và vâng phục.

Về câu hỏi đầu tiên, Kinh Thánh dạy rõ ràng các Cơ Đốc Nhân phải thuận phục và tôn kính người lớn tuổi (Hê-bơ-rơ 13:17, 1 Ti-mô-thê 5:17). Nếu không có sự hiểu biết về tư cách thành viên hội thánh địa phương, thì chúng ta là ai để thuận phục và tuân theo? Có ai đang giữ vai trò “trưởng lão” từ một Hội thánh nào không? Nếu bạn là một tín hữu bạn có sẳn sàn làm theo và thuận phục những người vụng về tại Hội thánh ở Westboro Baptist không? Để tuân theo Lời Kinh thánh dạy, nếu bạn phải chọn để dự tang lễ của những người lính, vai trò của vị mục sư tại Hội thánh Westboro cũng ngụ ý như vậy?

Về câu hỏi thứ hai, Kinh Thánh chỉ rõ ràng một người cao tuổi cần phải chăm sóc những người khác (1 Phi-e-rơ 5: 1-5; cũng vậy, Công-vụ 20: 29-30). Tôi có phải là mục sư chịu trách nhiệm cho tất cả các tín hữu trong thành phố tại Dallas Metroplex không? Có nhiều hội thánh ở Dallas mà tôi có những khác biệt về thần học và triết học đối với họ. Liệu tôi có trách nhiệm cho những gì họ giảng dạy trong nhóm nhỏ của họ, giúp họ làm thế nào họ tiêu tiền của họ, và những gì họ làm có liên quan đến các sứ mạng quốc tế không?

KỶ LUẬT CỦA HỘI THÁNH LÀ GÌ?

Sau khi xem xét các câu hỏi về thẩm quyền và sự thuận phục, vấn đề thứ hai xuất hiện trong nghiên cứu của tôi về hội thánh địa phương là việc giảng dạy Kinh thánh nói đến kỷ luật trong Hội thánh.

Bạn thấy nó ở nhiều nơi, nhưng không ai rõ ràng như 1 Cô-rinh-tô 5: 1-12. Trong đoạn văn này, Phao-lô đối diện với Hội thánh ở Cô-rinh-tô để chấp thuận một người đàn ông bước đi trong sự vô đạo đức dâm dục, không ăn năn. Người Cô-rinh-tô đang ăn mừng điều này như ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng Phao-lô cảnh cáo họ rằng sự gian ác này không nên làm cho họ tự hào, mà là thương tiếc. Ông nói họ là kiêu ngạo và yêu cầu họ loại bỏ người đàn ông này để tiêu diệt tánh xác thịt của ông ta và đem sự cứu rỗi cho linh hồn của người đó. Trong câu 11-12, Phao-lô nói, “Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy. 12 Vì chưng có phải tôi nên đoán xét kẻ ở ngoài sao? Há chẳng phải anh em nên đoán xét những người ở trong sao?

Đó là kinh nghiệm buồn của tôi cho thấy rằng rất ít nhà thờ vẫn thực hành kỷ luật, nhưng đó là một bài viết khác cho một ngày khác. Câu hỏi của tôi về văn bản này rất đơn giản: Làm thế nào bạn có thể loại ai đó “ra” nếu như họ không có “lỗi nào”? Nếu không có cam kết đối với Hội thánh địa phương như một giao ước của cộng đồng đức tin, thì làm thế nào để bạn loại bỏ một người nào đó khỏi cộng đồng đức tin đó? Kỷ luật của Hội thánh sẽ không được thực thi nếu tư cách thành viên hội thánh địa phương không tồn tại.

 NHỮNG BẰNG CHỨNG KHÁC NÓI VỀ THÀNH VIÊN

Có những bằng chứng khác để hỗ trợ tư cách thành viên hội thánh địa phương trong Kinh Thánh.

Chúng ta thấy trong Công vụ 2: 37-47 cho thấy Hội thánh có danh sách ghi nhận số những người đã xưng nhận Đấng Christ và được đầy dẫy Đức Thánh Linh (câu 41) và một sự thừa nhận rằng Hội thánh đang tăng trưởng (câu 47).

Trong Công-vụ 6: 1-6, chúng ta thấy các cuộc bầu cử diễn ra để giải quyết một số nan đề và lời tố cáo cụ thể.

Trong Rô-ma 16: 1-16, chúng ta thấy hình ảnh nói về tín hữu trong hội thánh.

Trong 1 Ti-mô-thê 5: 3-16, chúng ta thấy có giảng dạy rõ ràng về cách xử lý những góa phụ trong Hội thánh và trong câu 9-13 chúng ta đọc điều này:

Để được ghi tên vào sổ đàn bà góa, thì người đàn bà phải đủ sáu mươi tuổi, vốn chỉ có một chồng mà thôi, 10 phải là người được tiếng khen vì việc phước đức mình, như đã nuôi con cái, đãi đằng khách lạ, rửa chân thánh đồ, cứu giúp kẻ khốn nạn, và làm đủ các việc phước đức. 11 Nhưng hãy từ chối những đàn bà góa còn trẻ quá; vì lúc thú vui xui họ lìa khỏi Đấng Christ, thì họ muốn lấy chồng, 12 bội lời thệ ước ban đầu mà chuốc lấy điều quở trách vào mình. 13 Đó là vì họ hay ở không, quen thói chạy nhà nầy sang nhà khác; nào những họ ở không thôi đâu, lại còn thày lay thóc mách, hay nói những việc không đáng nói nữa. 

Trong văn bản này, chúng ta thấy các tiêu chuẩn cho những người sẽ hoặc sẽ không đủ điều kiện để được chăm sóc như góa phụ tại Hội thánh Ephesus. Hội thánh địa phương ở Êphêsô được tổ chức, và họ đang xây dựng một chương trình hẳn hoi.

Chúng ta có thể tiếp tục và ở đây, đặt ra những câu hỏi về cách chúng ta có thể làm theo các mệnh lệnh của Đức Chúa Trời trong 1 Cô-rinh-tô 12 hoặc Rô-ma 12 nếu chúng ta không kết nối với một Hội thánh địa phương như một kết ước với cộng đồng đức tin. Nhưng để nói hết tất cả thì bài viết của tôi có thể sẽ dài hơn so với bài viết này.

KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHÚNG TA CẦN PHẢI LÀ THÀNH VIÊN CỦA MỘT HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Khi bạn bắt đầu nhìn vào những bản văn này, rõ ràng là kế hoạch của Đức Chúa Trời cho hội thánh của Ngài là chúng ta sẽ thuộc về một cộng đồng đức tin như một kết ước tại Hội thánh địa phương. Điều này là để giúp cho sự trưởng thành của chúng ta, và vì lợi ích của người khác.

Nếu bạn xem Hội thánh như một dạ tiệc tự chọn về giáo hội, thì bạn sẽ hạn chế khả năng trưởng thành của mình một cách nghiêm trọng. Sự phát triển về đời sống tâm linh có thể bị tổn thương. Ví dụ, khi tôi giao tiếp với những người khác trong cùng một Hội thánh địa phương, sự lười biếng của tôi đối với lòng nhiệt thành của người khác sẽ được phơi bày, cũng như sự thiếu kiên nhẫn, sự thiếu cầu nguyện của tôi, và sự do dự của tôi để liên kết với người yếu kém khác (Rô-ma 12: 11-16). Tuy nhiên, sự giao tiếp này cũng mang lại cho tôi cơ hội để được các anh chị em đối mặt yêu thương, những người đang ở trong cùng chiến hào với tôi, cũng như một nơi an toàn để có thể xưng tội và hối cải. Nhưng khi Hội thánh chỉ là nơi bạn tham dự mà không bao giờ tham gia, giống như tiệc tự chọn về giáo hội, bạn có thể cân nhắc xem bạn có muốn rời đi khi mà trái tim của bạn bắt đầu được Thánh Linh đụng chạm để nhìn thấy công việc của Chúa đang thực sự bắt đầu xảy ra.

Điểm mấu chốt là gì? Thành viên tại hội thánh địa phương là một câu hỏi về việc làm theo Kinh Thánh, không phải là sở thích cá nhân.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: