Kỷ Luật

Sức Mạnh Của Gương Mẫu

9Marks News
09.25.2020

“Gương mẫu không phải là điều chính trong đời sống – gương mẫu là điều duy nhất”. Qua câu nói đó, nhà truyền giáo y khoa và tác giả nổi tiếng, Albert Schweitzer, nói rõ tầm quan trọng và sức mạnh của gương mẫu. Có bao nhiêu người trong chúng ta đang đọc lời nầy, đã chịu ảnh hưởng bởi đời sống của mục sư, trưởng nhiệm, Cơ-Đốc Nhân nào đó mà chúng ta đã thấy trong buổi đầu đời sống của chúng ta. Nếu tôi nói đến “một mục sư trung tín”, hình ảnh của ai hiện ra trong trí của bạn? Nếu tôi nói đến “một Cơ-Đốc Nhân trung tín”, bạn nghĩ về ai?

Dĩ nhiên, câu nói của Schweitzer là một lời cường điệu. Có nhiều điều khác liên quan trong đời sống trung tín, nhưng chính tất cả chúng được kết hợp thành những gương mẫu của ai đó.

Khi nói đến “Cố vấn” hoặc “sự hình thành” nào đó sẽ giống như là đang nói đến những khái niệm mới, nhưng không phải. Dường như từ khi Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta thì điều nầy đã có trong tâm trí của Chúa. Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh của Ngài. Chúng ta được theo mẫu của Chúa, và mô phỏng theo đặc tánh của Chúa. Trong sự thành nhục thể của Đấng Christ, Đức Chúa Trời trở nên xác thịt theo cách mà chúng ta có thể hiểu và liên lạc với Ngài, và, như Phi-e-rơ nói, “Đấng Christ … để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài” (I Phi-e-rơ 2:21).

Chúng ta cũng đã dự phần trong chức vụ đã được dựng nên và theo những gương mẫu nầy. Đức Chúa Trời đã dựng nên những con người được sinh ra và trưởng thành trong đoàn thể của những con người khác trong gia đình. Chúng ta không tự sanh ra, cũng không xuất hiện tức thì như một người trưởng thành. Đức Chúa Trời lập kế hoạch cho những bậc cha mẹ yêu thương là một phần của con đường mà con người sẽ lớn lên.

Đây cũng là cách Đức Chúa Trời đã dự định khiến chính Ngài được biết trong thế giới sa ngã. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham và dòng dõi của ông làm một dân tộc thánh, đặc biệt, biệt riêng trong thế gian. Họ đặc biệt vì thế giới sẽ có một bức tranh về xã hội chiếu sáng bản tánh của Đức Chúa Trời – thể hiện mối quan tâm và giá trị của Ngài. Khi Đức Chúa Trời nói với dân Ngài trong Lê-vi ký 19 rằng họ “Hãy nên thánh, vì ta Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi vốn là thánh”, Chúa không chỉ phán cho một cá nhân, cho Môi-se hoặc cho A-rôn hoặc Giô-suê. Chắc chắn Chúa đang phán với dân Chúa, nhưng chúng ta thấy trong Lê-vi ký 19:1-2a rằng Đức Chúa Trời đặc biệt dạy Môi-se nói điều nầy cho toàn thể hội chúng Y-sơ-ra-ên. Luật pháp mà sau đó Chúa ban cho họ có nhiều việc để làm với những mối liên hệ, không thiên vị, công bình và những tương tác xã hội. Chúa chứng minh rằng khi những người nầy quan tâm lẫn nhau – đối với những người hư mất và ít nhất cho người khách lạ và người trẻ – họ phải bày tỏ một điều về bản tánh của Đấng Tạo Hóa công bình và thương xót của họ.

Dân Y-sơ-ra-ên đã thất bại trong chức vụ làm mô hình nầy cho những dân tộc khác là một trong những trách nhiệm chính mà Đức Chúa Trời giao cho quốc gia nầy trong Cựu Ước. Như trong Ê-xê-chi-ên 5, vai trò của Y-sơ-ra-ên là dạy dỗ các quốc gia bằng gương tiêu cực. Đức Giê-hô-va phán với dân Y-sơ-ra-ên, “Kìa là thành Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt nó giữa các dân tộc, và các nước bao quanh nó… ta sẽ làm ngươi ra hoang vu và cớ nhuốc nha trong các nước chung quanh ngươi, và trước mắt kẻ đi qua. Vậy khi ta sẽ nổi giận xét đoán ngươi, nhơn sự thạnh nộ trách phạt ngươi, ngươi sẽ bị nhuốc nha và chê bai, làm gương và gở lạ cho các nước chung quanh ngươi. Chính ta là Đức Giê-hô-va phán như vậy!” (Êx. 5:5, 14-15). Sách Ê-xê-chi-ên lặp đi lặp lại lời Đức Chúa Trời phán rằng Ngài làm những điều cho nước Y-sơ-ra-ên vì cớ danh của Chúa, đó là, lẽ thật về Ngài được biết giữa các dân tộc trong thế gian.

Tập thể nầy làm chứng về chính Chúa là điều Đức Chúa Trời cũng dự định qua Hội Thánh trong Tân Ước. Trong Giăng 13, Chúa Jêsus phán rằng thế gian sẽ biết chúng ta là môn đồ của Ngài qua tình yêu thương như Đấng Christ yêu chúng ta để chúng ta yêu thương nhau. Phao-lô viết cho Hội Thánh tại Ê-phê-sô, “Vả, lúc trước anh em đương còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng” (Ê-phê-sô 5:8).

Trong đời sống của chúng ta là Cơ-Đốc nhân, về cá nhân, và trong hiệu quả gia bội của chúng ta với nhau là hội thánh, chúng ta tỏa ra ánh sáng hi vọng của Đức Chúa Trời trong thế giới tối tăm và tuyệt vọng. Qua đời sống của chúng ta là Cơ-Đốc nhân chúng ta đang dạy dỗ nhau, và thế giới chung quanh về Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta yêu thương lẫn nhau, chúng ta bày tỏ điều giống như tình yêu thương Đức Chúa Trời. Và, trên phương diện khác “vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được” (I Giăng 4:20). Trong sự thánh khiết của chúng ta, chúng ta bày tỏ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ta được kêu gọi đem đến cho con người niềm hi vọng rằng có một cách sống khác hơn là sống tự thất vọng từ bản tánh thiên nhiên sa ngã của chúng ta và thế giới chung quanh âm mưu xúi giục chúng ta theo chúng.

Các mục sư và các vị trưởng lão trong sự đồng công ơi, hội thánh chúng ta đang dạy thế giới nhìn xem gì về Đức Chúa Trời? Có phải chúng ta đang dạy họ rằng Đức Chúa Trời bị giới hạn đối với chủng tộc? Có phải chúng ta đang dạy rằng Chúa dung thứ tội lỗi và không thành tín, bỏ qua những đời sống nhỏ nhen và tranh cạnh? Chúng ta đã có thật nghiêm túc dẫn dân sự của chúng ta nhận lấy công việc và đặc ân lớn lao mà chúng ta có về việc trưng bày công khai, trong những cửa hàng, quảng cáo, trang web về bản tánh của Đức Chúa Trời đối với Tạo Vật của Ngài không?

Chúa đã ban cho chúng ta vô số đặc ân, còn chúng ta dường như ít quan tâm đến. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta nhận thêm người trong hội thánh của chúng ta, thì bằng cách nào đó phủ nhận trách nhiệm của chúng ta đối với những người đã ghi tên làm thuộc viên. Nhưng ngay bây giờ mỗi người trong những người đó đang cung cấp lời chứng nào? Bao nhiêu lời chứng xấu của họ mà bạn phải vượt qua cho người ta thấy lời chứng tốt mà Đức Chúa Trời đang cung cấp qua những người tin Chúa thật, và đang bày tỏ nó.

Toàn bộ việc thi hành kỷ luật của hội thánh cuối cùng không phải về bình vực hoặc báo thù. Những vấn đề đó đối với Đức Chúa Trời, không phải những tội nhân được tha thứ giống chính chúng ta (Phục. 32:35; Rô. 12:19)! Nhưng chúng ta làm gì để có sự liên hệ cùng với sự giới thiệu một lời chứng tốt cho những người khác về Đức Chúa Trời như thế nào. Chúng ta phải làm gương bằng đời sống và hành vi của chúng ta. Bạn có chú ý rằng trong các thư tín giám mục, dường như Phao-lô quan tâm đặc biệt về uy tín mà một trưởng lão nên có với những người ngoài hội thánh không? Trong khi có thể một số trong những lý do nầy, chắc chắn người đóng vai trò đại diện hội thánh là trưởng lão đối với thế gian. Vậy thì, đây cũng là điều hội thánh phải giống như vậy hoàn toàn. Đó là lý do Phao-lô tức giận trong I Cô-rinh-tô 5. Và bạn có chú ý chính xác ai bị Phao-lô hét lên không? Phao-lô không la mắng người phạm tội lệch lạc tình dục; thay vào đó ông quở trách hội thánh dung thứ tội lỗi như vậy ở giữa hội thánh! Chúng ta biết sự thật đau buồn một số trong chúng ta tỏ ra chính họ bị hư mất trong tội lỗi, ngay dù họ đã tuyên xưng tốt lúc đầu. Chúng ta tin rằng ít nhất một số trong số họ sẽ sống để ăn năn và trở lại. Nhưng chúng ta đừng bao giờ mong đợi hội thánh hợp nhất bỏ qua trách nhiệm của hội thánh để truyển đạt những điều tốt cho Đức Chúa Trời bằng việc đứng vững trong sự thánh khiết chống lại tội lỗi. Chính vấn đề nầy – phần nhiều giống như tội thờ hình tượng của người Y-sơ-ra-ên – nên Phao-lô tập trung vào việc quở trách mạnh mẽ hội thánh tại Cô-rinh-tô.

Hỡi các bạn, sứ đồ Phao-lô sẽ nói thế nào về hội thánh của bạn và của tôi? Có bao nhiêu người trong chúng ta không dự phần dung thứ tội lỗi nhân danh tình yêu thương? Có bao nhiêu mối liên hệ tà dâm hoặc li dị không theo Kinh Thánh dạy trong hội thánh chúng ta mà chúng ta cho phép bỏ qua không giải thích, nhưng lại hét lên với thế gian, “chúng ta không có gì khác hơn họ?” Có bao nhiêu người gây chia rẽ mà chúng ta cho phép họ ở trong hội thánh và coi như là những vấn đề nhỏ, hoặc có bao nhiêu tin lành giả tạo mà chúng ta vẫn cho phép được dạy?

Hỡi anh em thân mến, nếu bạn đang đọc những lời nầy là một mục sư, một trưởng lão, một người lãnh đạo, một giáo sư hoặc một thuộc viên trong một hội thánh, hãy suy nghĩ về trách nhiệm quan trọng mà chúng ta có. Hãy quan tâm cách chúng ta có thể đem sự làm chứng cho Đức Chúa Trời một cách tốt nhất – có phải làm lơ và bỏ qua tội lỗi giữa vòng chúng ta, hoặc khôi phục những người anh em một cách nhẹ nhàng khi họ bị phạm tội, như Phao-lô dạy trong Galati 6:1 không? Ảnh hưởng nào tốt hơn về Đức Chúa Trời chúng ta thờ phượng? Sự thương xót của Đức Chúa Trời có bao giờ che khuất sự thánh khiết của Ngài trong Lời Ngài? hội thánh của Ngài như thế nào? Chúng ta quản lý vấn đề nầy như thế nào?

Hãy chú ý đến gương mẫu nào bạn đặt cho thế giới quanh bạn. Đức Chúa Trời có một kế hoạch lớn cho dân Chúa và cho thế giới của Ngài; Chúa kêu gọi bạn để bày tỏ điều đó qua lời nói và đời sống của chúng ta. Bạn có đang làm điều đó không? Xin Đức Chúa Trời giúp mỗi chúng ta trung tín với sự kêu gọi quan trọng nầy.

Tham khảo thêm tại:
https://vietnamesetheologicalreview.org/