Truyền Giảng
Giảng cho Người Chưa Tin, Người Tin, và Thuộc Viên Hội Thánh
Những người giảng là giảng cho ai? Mới đây tôi đã kéo ra trên kệ nhiều sách về việc giảng và khám phá rằng câu hỏi nầy rõ ràng đã được nói đến. Những người giảng dường như quan tâm nhiều hơn về phong cách của họ.
Cũng vậy, một vài mục sư chú ý đến thính giả, và họ có khuynh hướng tập trung vào hai hạng người: hạng không thuộc nhà thờ và hạng hậu hiện đại. Chủ Tịch Gordon-Conwell là James Emery White, mục sư của hội thánh Cộng Đồng Mecklenburg tại Charlotte, North Carolina, một lần kia đã nói thẳng rằng ông tập trung vào người chưa tin. Ông ấy dùng cách nầy trong cuộc phỏng vấn năm 1999:
“Mecklenburg là một hội thánh mục tiêu cho người-tìm-kiếm Chúa được khởi sự [cho] sự tập trung vào việc vươn tới người chưa-gia-nhập hội thánh. Qua mục tiêu người chưa tin [1], rõ ràng những ưu tiên của Hội Thánh được hoạch định cho người chưa-gia-nhập Hội Thánh. Theo cách nào đó, hình dạng, hoặc hình thức, chúng ta có thể làm thế nào để mọi người tìm kiếm Chúa, hoặc chúng ta có thể giúp họ trở nên những người tìm kiếm Chúa một cách tích cực. Bởi vì không phải mọi người chưa-gia-nhập hội thánh là người muốn tìm kiếm Chúa [2].”
Vì bài giảng là một trong “những động lực”. Chính White đã tự bắt chước những người như Bill Hybels, Bob Russell, và Rick Warren, những người đã tách họ khỏi người giảng trước đây theo khả năng nói để mời gọi những người chưa gia-nhập-Hội Thánh của họ [2].
Một nhóm tác giả khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng cho những người theo tư duy hậu hiện đại. Nguyên mục sư Brian McLaren đã nói rằng sự đề cao và sự phân tích chi tiết cùng với đời sống xác thực và chuyện kể cần phải triển khai trong việc giảng, và ông đã thực hiện điều đó vào năm 2001. Bây giờ, chuyện kể và tính xác thực là trọng tâm đối với việc giảng của ông [3].
Hai ví dụ nầy làm cho một số người trong chúng ta lo lắng. Khi một người giảng đi quá xa trong việc thích nghi với thính giả của mình, chính sứ điệp bị sẽ bị tổn thương nếu chỉ nhắm vào số người chưa tin Chúa mà thôi. Do đó người giảng phải đáp ứng cho nhu cầu của mọi thành phần trong hội thánh.
Tôi đề nghị các mục sư giảng với ba loại người trong tâm trí.
GIẢNG CHO NGƯỜI CHƯA TIN
Trong bài giảng sáng Chúa nhật luôn luôn tốt cho những người chưa tin, mặc dù nếu hội thánh của bạn còn nhỏ và không có mặt người chưa tin Chúa. Hội thánh của tôi không lớn, nhưng tôi vẫn bảo đảm rằng một số người đang ngồi trong các hàng ghế không biết Đấng Christ. Một số trong số họ là những Cơ-Đốc Nhân hư danh có thể họ đã tuyên xưng Đấng Christ và đã ở trong hội thánh nhiều năm, nhưng họ vẫn cần sanh lại và có đời sống thực tế. Một số khác chưa tin Đấng Christ do những thành viên của chúng tôi mời đến. Vẫn có những người khác đi trên đường phố đáp ứng thiệp mời, tờ thông tin quảng bá, hay trang web của hội thánh. Nói cách khác, người chưa tin Chúa sẽ đến nhà thờ bất cứ lúc nào.
Rồi sao nữa?
Hãy Làm Rõ Tin Lành
Trách nhiệm của người giảng là làm rõ Tin Lành khi mình mở Lời của Đức Chúa Trời. Phao-lô viết, “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi (Rô-ma 10:9-10).
Sau tất cả, chúng ta là những người truyền đạo Tin Lành. Tin Lành không có âm thanh giống nhau trong mỗi bài giảng. Tuy nhiên, khi giải thích, mục sư phải hỏi về phân đoạn, “Phân đoạn nầy chỉ về Tin Lành như thế nào?” Người chưa tin Chúa cũng có thể nhận biết sự khác nhau giữa bài giảng trọng tâm là Tin Lành và bài giảng với Tin Lành khi bài giảng kết thúc.
Hội thánh của tôi gần một chủng viện, và có một số đông người đang được huấn luyện làm mục sư thường hỏi câu hỏi, “Có phải mỗi bài giảng cần có Tin Lành?” Câu trả lời là “Đúng” vì ít nhất hai lý do. Thứ nhất, vì Tin Lành là ý nghĩa của mọi bản văn Kinh thánh từ Sáng-thế ký đến Khải huyền. Thứ hai, vì người chưa tin cần biết ý nghĩa việc “miệng người xưng Chúa Jêsus là Chúa và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại từ kẻ chết” (Những Người tin cũng cần nghe đi nghe lại để lớn lên trong đức tin). Ngay dù người chưa tin đã nghe Tin Lành hàng chục lần, Đức Chúa Trời đã đem anh ấy hoặc cô ấy đến với tôi là người truyền đạo – ngày nay. Vì thế tôi muốn Tin Lành một lần nữa thách thức anh ấy hoặc cô ấy hiểu về thế giới, về tội lỗi, và về sự cứu rỗi.
Làm rõ Tin Lành là một trong những điều quan trọng nhất tôi có thể làm một mục sư.
Hãy Giảng Cách Minh Bạch
Các mục sư nhạy bén với sự có mặt của những người chưa tin Chúa sẽ phục vụ họ tốt nhất qua việc giảng minh bạch. Những người chưa tin Chúa muốn biết tại sao chúng ta tin điều chúng ta tin. Vì giáo lý và đời sống của chúng ta được tìm thấy trong Lời Chúa, chúng ta phục vụ người chưa-gia-nhập Hội Thánh tốt nhất qua việc hướng dẫn họ cách chân thành, chính xác, và rõ ràng với Kinh thánh, giống như chúng ta làm với người tin Chúa rồi.
Một phong trào các tác giả và lãnh đạo Hội Thánh ngày nay nói rằng tâm trí người hậu hiện đại – người đã gia nhập Hội Thánh và người chưa-gia-nhập – đáp ứng tốt nhất đối với “việc giảng theo lối kể chuyện”. Họ lý luận rằng người ta muốn nghe những truyện tích. Tốt, tôi thích những truyện tích. Việc giảng minh bạch sẽ cung cấp cho người chưa-gia-nhập Hội Thánh với dòng truyện của Kinh thánh, qua đó lần lượt cung cấp một dòng truyện về công việc của Đức Chúa Trời với nhân loại, lần lượt cung cấp một dòng truyện cho đời sống của chính họ. Các mục sư không chỉ làm việc qua tất cả Kinh thánh khi họ giảng minh bạch, họ làm như vậy với ý tưởng về việc cho những người nghe của họ “hình ảnh lớn của Đức Chúa Trời.” Đây là việc giảng rỏ ràng nhất đối với người tìm kiếm Chúa.[4].
Phong trào giống như vậy nói rằng tâm trí người hậu hiện đại đánh giá tính chính xác. Tốt, tôi cũng thích tính chính xác. Một lời bào chữa về giảng minh bạch. Chúng ta hãy ít tập trung vào bên ngoài và tập trung nhiều cho sứ điệp: Chúa Jêsus đã phán điều gì? Ê-sai nói tiên tri điều gì? Phao-lô đã viết điều gì? Và câu trả lời cho những câu hỏi nầy liên quan gì với chúng ta ngày nay? Đó là điều người chưa tin Chúa muốn được đưa ra trong hội thánh của chúng ta – lẽ thật Kinh thánh không cần đánh bóng. Dù cuối cùng họ có đồng ý hay không lẽ thật đó giữa họ với Đức Chúa Trời, nhưng điều chúng ta giảng không phải là việc nhất thời [5}.
Tiếp Cận với Người Chưa tin
Có một điều chúng ta có thể dùng để làm bài giảng truyền giảng. Việc xác định số lượng lớn và nhỏ là những sự phân chia đoạn và câu ích lợi cho người chưa-gia-nhập Hội Thánh. Vì vậy hãy nói với họ dùng bảng mục lục Kinh thánh. Thật là một lời an ủi cho người khách chưa tin khi mọi người chung quanh thấy người đó tìm được sách Áp-đia nhanh!
Những lời giới thiệu bài giảng khiêu khích cũng giúp bắc chiếc cầu cho người chưa tin qua việc giải thích sự liên quan bản văn sắp được trình bày. Ví dụ, Chúa nhật Phục sinh vừa qua tôi giảng trong Lu-ca 5:33-39, người Pha-ri-si đã trách các môn đồ của Chúa Jêsus không kiêng ăn. Chúa Jêsus trả lời bằng lễ cưới các khách mời không kiêng ăn khi chàng rể có mặt, rồi sau đó Chúa Jêsus thuật một ẩn dụ về việc đổ rượu mới vào bầu rượu cũ. Tôi đã đặt đề tài bài giảng, “Cơ-Đốc nhân có hạnh phúc hơn không?” Lời giới thiệu nầy là một cơ hội giải thích rằng niềm vui đang thay đổi đời sống đúng, bền vững trong sự hiện diện của chàng rể phục sinh, là Chúa Jêsus Christ. Các Cơ-Đốc nhân có được giúp ích qua lời giới thiệu không? Tôi hi vọng có, nhưng tôi đã thấy hai hoặc ba phút đó là một cơ hội đặc biệt để tiếp cận người chưa tin, có lẽ cần chỉ dẫn thêm tại sao chúng ta nhóm lại quanh Lời Đức Chúa Trời.
Tất cả những thực hành “nhỏ nhoi” nầy cũng có tích lũy ảnh hưởng trên hội chúng. Khi những người chưa tin nhận ra rằng tòa giảng thật gần gủi với họ, thì họ sẽ mong muốn đem những người bạn chưa tin của họ đến hội thánh.
GIẢNG CHO NGƯỜI ĐÃ TIN
Giảng cho người chưa tin cũng quan trọng, công việc chủ yếu của người truyền đạo vào Ngày của Chúa phải tập trung vào các Cơ-Đốc nhân. Người truyền đạo xây dựng hội thánh địa phương, và hội thánh lắng nghe, sẵn sàng và tình nguyện đầu phục Đấng Christ làm đầu của hội thánh. Đây là “thính giả” chính yếu của chúng ta. Do đó, trong khi sửa soạn bài giảng của tôi, chính trong tâm trí của tôi cần phải biết là tôi đang giảng cho người đã tin Chúa.
Vậy thì người truyền đạo phải nói với Cơ-Đốc nhân thế nào?
Hãy Quở Trách và Chỉnh Sửa các Cơ-Đốc nhân
Chúng ta biết từ Giăng tội lỗi đã tồn tại trong đời sống của người tin: “Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta” (I Giăng 1:10). Có một chút sâu sắc trong câu nầy, như là Giăng biết những người tin bị cám dỗ đánh giá thấp tội lỗi của họ, đề cao vị trí thánh của họ, và từ chối Chúa. Hơn nữa, Phao-lô đã viết, “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Tim. 3:16). Do đó, khi một người chăn đang giảng cho các Cơ-Đốc nhân, lẽ thật về Lời Đức Chúa Trời cần thiết để quở trách và chỉnh sửa.
Không có mục sư nào muốn tín đồ của mình bị giảm dần. Tuy nhiên trung thành với Kinh thánh đòi hỏi ban cho lời quở trách đúng lúc. Đây là một lý do tại sao việc giảng không phải là việc dễ làm. Để trung thành với công việc giảng dạy đòi hỏi chúng ta đặt câu hỏi cho mỗi bản văn mà chúng ta sẽ giảng, “Phân đoạn nầy có quở trách hoặc thách thức Cơ-Đốc nhân không?” Nó có đang thách thức việc không cầu nguyện, chuyện ngẫu, sự thờ hình tượng không? Câu trả lời có thể rút ra từ hội chúng của mục sư, hoặc từ điều gì có thể áp dụng cho tất cả Cơ-Đốc nhân. Cả hai cách, việc giảng là phải làm trọn theo Kinh thánh.
Duy Trì và Khích Lệ các Cơ-Đốc nhân
May mắn, việc giảng cho người đã tin Chúa có ý nghĩa nhiều hơn sự quở trách và chỉnh sửa. Việc giảng có nghĩa làm cộng việc duy trì và khích lệ người tin bằng Lời Đức Chúa Trời. Người tin hoàn toàn tin cậy vào Lời Chúa. Như Chúa Jêsus phán, “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Math. 4:4; Phục. 8:3). Lời đó có nghĩa khi Cơ-Đốc nhân nghe bài giảng là người đó được nuôi dưỡng bằng lời của sự sống.
Dĩ nhiên người tin có thể được nuôi dưỡng bằng Lời Đức Chúa Trời suốt thời gian khác trong tuần, nhưng việc giảng đóng vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng người đó. Hãy xem Tít 1:1-3, Phao-lô mô tả cách sự sống đời đời thể hiện trong Lời Đức Chúa Trời qua việc giảng. Các Cơ-Đốc nhân được nuôi dưỡng và được duy trì qua những bài giảng. Một câu hỏi để hỏi mỗi bản văn là, “Làm thế nào duy trì, nâng đỡ, hoặc khích lệ Cơ-Đốc nhân?”
Vài điều khích lệ tôi trong chức vụ giảng của riêng tôi nhiều hơn là: Hội Thánh được nhóm lại bởi vì họ cần sự sống được ban cho bởi lời được giảng, không phải bởi họ cần tôi! Đó là công việc đơn giản mà họ giao cho tôi phân phát, bữa ăn thuộc linh họ ủy nhiệm cho tôi nấu nướng. Thật là một đặc ân được Đức Chúa Trời dùng để duy trì, nuôi dưỡng, xây dựng, và dạy dỗ dân Chúa bằng Lời Chúa.
Làm Cho Các Cơ-Đốc Nhân Được Thánh Hóa và Mạnh Mẽ
Con cầu nguyện rằng con cái của Cha sẽ được nên thánh và được giống Đấng Christ nhiều hơn. Chúa Jêsus biết những người theo Ngài sẽ chịu mọi loại đau khổ và bị khinh khi bởi vì họ nhận Lời của Ngài (Giăng 17:14), nhưng Ngài không cầu nguyện để họ rời khỏi thế gian. Thay vào đó, Chúa Jêsus cầu nguyện để họ được nên thánh. Làm thế nào để các Cơ-Đốc nhân được thánh hơn? Chúa Jêsus cầu nguyện, “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật” (Giăng 17:17). Sứ điệp của Đức Chúa Trời sẽ thánh hóa con cái Đức Chúa Trời. Các Cơ-Đốc nhân được nên thánh bằng việc hiểu rõ và áp dụng Tin Lành và toàn bộ Kinh thánh cho đời sống của họ (cũng xem II Tim. 3:17). Lời thánh khiến cho một người được nên thánh.
Dĩ nhiên, sự thánh hóa chính yếu là công việc của Đức Chúa Trời. Chúa là Đấng làm việc trong đời sống người tin (Phi-líp 2:13; Hê. 13:20-21) và là Đấng bảo đảm Cơ-Đốc nhân có mọi nhu cần để làm vinh hiển và tôn kính Chúa. Điều nầy xảy ra chính xác khi Chúa kéo các thánh đồ họp lại và nghe lẽ thật là Lời Chúa. Không có gì ngạc nhiên, họ được khuyên giục “để yêu thương và làm việc lành” (Hê. 10:24).
Những người giảng có những cơ hội vinh hiển được dùng trong đời sống của những tội nhân để làm họ mạnh mẽ cho công việc bước đi thật sự trong đời sống Cơ-Đốc. Trong Thi-thiên thứ nhất, người được phước là người vui mừng trong luật pháp của Đức Chúa Trời, người ấy như cây trồng gần dòng nước, một cây đầy bông trái và sống khỏe. Sự giống nhau thật không khó hiểu. Cơ-Đốc nhân kết quả và mạnh mẽ khi họ được nuôi dưỡng và vui mừng trong luật pháp của Chúa. Những bài giảng có một vai trò lãnh đạo Cơ-Đốc Nhân suy gẫm luật pháp của Chúa. Ngay dù người giảng không thể khiến người ta được phước (sự may mắn tủy thuộc vào Đức Chúa Trời và Thánh Linh của Chúa để làm việc đó), người giảng được ban cho đặc ân lớn nuôi dưỡng dân Chúa bằng Lời Chúa. Người giảng có thể giống dòng suối, trung tín phân phát Lời Đức Chúa Trời và làm cho cây mạnh mẽ thêm từ tuần nầy sang tuần khác, tháng nầy sang tháng khác, năm nọ sang năm kia.
Không giống kế toán viên xem xét sổ sách cân bằng lúc cuối tháng, hoặc như Giám đốc Điều hành xem xét khi quay lại công ty, người giảng sẽ thấy bông trái được sanh ra, những đời sống được thay đổi, những tấm lòng được chạm đến! Công việc tốt nhất của mục sư không thể được đo lường số đông. Bông trái như vậy không thể đếm như chọn trái cây vào trong những cái rỗ. Dù vậy, bông trái ở trong đó. Lời Đức Chúa Trời được giảng, bởi ân điển của Chúa, thánh hóa và làm cho tội nhân mạnh mẽ, chuẩn bị người đó cho những công việc ân điển riêng của người đó.
Thách Thức và Làm Cho Cơ-Đốc Nhân lớn Lên
Các môn đồ cần lớn lên trong việc hiểu biết và giải thích Kinh thánh. Môn đồ thường có khuynh hướng quá xa vì không cẩn thận trong sự lắng nghe các bài giảng, quá xa không giống những người ở Bê-rê trong Công vụ 17 xem xét điều họ nghe để xem lời giảng có thật không. Việc giảng minh bạch mạnh mẽ sẽ thách thức môn đồ qua việc ban cho người đó một điều để suy nghĩ đến và xem xét. Việc giảng phê bình là nông cạn, Một lần James W. Alexander đã nói,
Trong những bài giảng nầy chúng ta tìm được nhiều lẽ thật thuộc linh quý giá, nhiều sự minh họa độc đáo và cảm động, nhiều lý luận mạnh mẽ, lời khuyên hăng hái, và sự lôi cuốn tuyệt vời. Trong chính những bài giảng đó nếu được xem xét, nó giống như những bài diễn thuyết trên tòa giảng, dường như là bài giảng hay; phê bình Kinh thánh, thực sự chúng không có gì hay cả. Rõ ràng người giảng theo lý lẽ của mình và thường lệ thuộc vào linh cảm; là hình thức nối dối; chúng có thể được lặp lại suốt đời để giáo dục một hội chúng theo thói quen linh cảm và làm cho trở nên ồn ào [6]
Những bài giảng thách thức và làm cho Cơ-Đốc nhân lớn lên không phải là hùng hổ hoặc khó hiểu (việc giảng như vậy sẽ không trung tín và vô nghĩa!). Cũng vậy, các bài giảng thách thức và làm cho Cơ-Đốc nhân lớn lên là những bài giảng được giảng bởi những người đã bày tỏ được ý của bản văn. Một mục sư đã dùng thì giờ của ông sửa sọan bài giảng hầu như luôn cần hỏi bản văn, “Phân đoạn nầy thách thức và làm cho Cơ-Đốc nhân lớn lên như thế nào” – vì vậy bài giảng được hướng tới là Lời Đức Chúa Trời cho việc hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời (Ê-sai 54:10-11). Cố gắng của mục sư đó sẽ kết trái khi hội chúng gặt hái phần thưởng bở sự siêng năng của ông.
Trong Hội Thánh của tôi, chúng tôi cố gắng trung thành với Kinh thánh hoặc chúng tôi giảng vài câu hoặc toàn bộ sách trong vài bài giảng, như mới đây tôi đã giảng sách Gióp. Lần đầu tiên trong năm, các sinh viên đại học tham dự trong Hội Thánh bởi vì việc giảng thách thức họ lớn lên. Mới đây một cặp vợ chồng lớn tuổi nói với tôi họ thích đến nhóm bởi vì họ có thể có những buổi thảo luận thuộc linh về bài giảng vào buổi ăn trưa. Tôi không nghĩ bất kỳ ai đó sẽ nói rằng chúng tôi làm công việc tuyệt vời về việc giao tiếp với thế giới, và không ai nói rằng việc giảng của tôi là hấp dẫn. Có nhiều lý do để tăng trưởng. Nhưng bởi ân điền của Đức Chúa Trời chúng ta đang mở ra Lời Đức Chúa Trời – và Lời đó hấp dẫn và thay đổi đời sống mọi người!
Các Cơ-Đốc nhân đang tìm kiếm việc giảng trung thành với Kinh thánh, nghĩa là việc giảng bao gồm quở trách và sửa trị, nuôi dưỡng và khích lệ, thánh hóa và mạnh mẽ, thách thức và lớn lên.
Bây giờ chúng ta đã lược qua việc giảng cho người chưa tin và người đã tin, đến đây dường như giống một điểm tự nhiên dừng lại. Nhưng những người giảng cần nhạy bén với một hạng nữa: những thuộc viên Hội Thánh.
GIẢNG CHO CÁC THUỘC VIÊN HỘI THÁNH LÀ NGƯỜI CÙNG TỔ CHỨC
Đối với hầu hết các Hội Thánh, phần lớn nhất của hội chúng bao gồm những người nam và nữ đã kết ước chính họ với Lời Chúa, chức vụ họ có, và với nhau. Vấn đề là bạn giảng như thế nào? Tôi nghĩ vậy.
Phao-lô mô tả hội chúng tại Cô-lô-se là “không liên lạc với Đầu, là nhờ Đầu đó mà cả thân thể xếp đặt kết hiệp bởi những cái lắt léo, và được sự sanh trưởng từ Đức Chúa Trời đến” (Cô-lô-se 2:19). Những người nầy không chỉ đơn giản là các môn đồ, họ là những môn đồ bắt rể trong hội thánh tại Cô-lô-se và đang lớn lên với sự lớn lên từ Đức Chúa Trời. Trong Cô-lô-se 3:15-16, Phao-lô nói tiếp, “Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn. Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời”. Hãy chú ý Phao-lô gọi hội thánh địa phương nầy là một thân thể và nhắc họ rằng họ được hiệp nhất bởi Lời của Đấng Christ. Điều nầy sẽ xảy ra khi họ cùng họp nhau hát Lời Chúa và nghe Lời Chúa được giảng.
Ở đây Phao-lô không gọi các Cơ-Đốc nhân là người cơ đốc cá nhân nhưng là những thuộc viên của một hội thánh đặc biệt. Sự họp lại của họ đem đến sự hiệp nhất không phải vì họ ở gần nhau về mặt địa lý, nhưng vì Lời Đấng Christ ở trong họ khi họ chia sẻ cùng sự dạy dỗ giống nhau và cùng lời khuyên giống nhau. Họ đến cùng uy quyền bởi vì họ nhận biết Đấng Christ là đầu của họ.
Hội thánh ngày nay cũng đúng như vậy, và một trong những phương tiện hiệp nhất được đem đến cho các thuộc viên là qua việc giảng Lời Đức Chúa Trời. John Calvin nói đến điểm nầy khi mô tả chức vụ của người giảng. Người giảng là người đem đến sự hiệp nhất cho thân thể Đấng Christ. Bình luận về một hi vọng, một Chúa, một đức tin, và một phép báp-têm của hội thánh trong Ê-phê-sô đoạn 4, Calvin viết,
Trong những lời nầy Phao-lô bày tỏ rằng chức vụ của những người mà Đức Chúa Trời dùng trong hội thánh là một sự liên kết sống mà còn để hiệp nhất những người tin trong một thân thể… Cách mà Ngài [Đức Chúa Trời] làm việc là như thế nầy: Ngài phân phát các ân tứ của Ngài cho hội thánh qua những người phục vụ Ngài và do đó bày tỏ chính Ngài hiện diện trong đó, qua việc sử dụng năng lực của Thánh Linh Ngài, và để Ngài ngăn hội thánh không trở thành vô nghĩa và không kết quả. Theo cách đó các thánh đồ được đổi mới và thân thể Đấng Christ được soi sáng.
Theo cách nầy chúng ta lớn lên trong mọi vật đối với Ngài là Đấng làm Đầu và dự phần với nhau. Theo cách nầy tất cả chúng ta được đem vào sự hiệp nhất của Đấng Christ, và lời tiên tri hiệu quả khiến chúng ta hoan nghênh các đầy tớ của Chúa và không khinh dể giáo lý của Ngài. Bất cứ ai cố loại bỏ kiểu mẫu trật tự hội thánh nầy hoặc khinh thường nó như không quan trọng, là đang âm mưu hủy hoại hội thánh [7].
Tại sao làm cho quá nhiều thuộc viên Hội Thánh như một tổ chức công ty khi quá nhiều hội thánh đang lớn lên bằng việc làm cho phần lớn không phải thuộc viên? Bởi vì Kinh thánh khiến phần lớn cá nhân đó là một phần của Hội Thánh địa phương, như chúng ta có thể thấy từ các thư tín Tân Ước. Cơ-Đốc Giáo đã được sống trong bối cảnh những người từ những bối cảnh chia sẻ Tin Lành từ nhiều bối cảnh khác nhau – đó là Hội Thánh. Điều nầy có những hàm ý căn bản. Như Phao-lô đã viết, “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng” (I Cô-rinh-tô 12:26). Đây là cánh tay sẵn sàng tham gia vào sống với nhau trong cộng đồng.
Việc giảng theo Kinh thánh phải thường xuyên nói với các Cơ-Đốc Nhân không chỉ là những cá nhân, nhưng như cá nhân đã kết ước với nhau là một tổ chức địa phương đặc biệt. Hãy hỏi mỗi bản văn: Phân đoạn nầy áp dụng như thế nào vào đời sống của chúng ta là một cộng đồng đức tin?” Có lẽ dường như kỳ quặc để chỉ nói đến những thuộc viên hội thánh, nhưng thật là một khải tượng hấp dẫn của hội thánh dành cho người chưa gia-nhập hội thánh và dành cho những Cơ-Đốc nhân chọn cách đùa cợt thay vì thật sự kết ước với hội thánh! Mục sư bày tỏ sự đánh giá của ông đối với các Cơ-Đốc Nhân đó là những người đã tham gia Hội Thánh và, quan trọng hơn nữa, tinh yêu thương của ông đối với Lời Đức Chúa Trời để hiệp nhất các thuộc viên hội thánh khi ông trực tiếp nói với họ qua việc giảng.
KẾT LUẬN
Khi tôi suy gẫm về câu hỏi, “Người giảng giảng cho ai”, tôi cảm thông với những lời của Peter Adam, mục sư của nhà thờ Thánh Jude, ở Cariton tại Australia, ông đã viết, “Nếu chúng ta là đầy tớ của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, và đầy tớ của Lời Chúa, vậy thì sự kêu gọi của người giảng cũng là làm một đầy tớ của dân Chúa” [8]. Vâng, tôi nghĩ người giảng phải nhạy bén với người chưa-gia-nhập Hội Thánh. Nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung một mình người chưa gia-nhập-Hội Thánh, sứ điệp có thể bị lạc mất hoặc bị pha loãng nên dân Chúa trở nên suy dinh dưỡng. Đây không phải cái nhìn đẹp. Điều quan trọng là giảng cho người chưa gia-nhập Hội Thánh, nhưng điều quan trọng hơn là tập trung chủ yếu vào các Cơ-Đốc Nhân và nhớ giá trị của việc thường xuyên nói với những người tin đó là những người đã kết ước với Hội Thánh địa phương.
Tham khảo thêm tại:
https://vietnamesetheologicalreview.org/