Rao Giảng và Thần Học

Một Trường Hợp về Bài Giảng Giải Kinh

Đề Mục
09.22.2020

Giảng giải kinh là gì? Một bài giảng là giải thích nếu nội dung và ý định của nó được kiểm soát bởi nội dung và ý định của một đoạn Kinh thánh cụ thể. Người giảng phải nói những gì đoạn văn nói, và bài giảng của mình phải truyền đạt cho người nghe nhận biết rỏ ràng sứ điệp mà Chúa muốn nói qua phân đoạn kinh thánh mà mình đang giảng đó.

Người giảng, hãy tưởng tượng xem Đức Chúa Trời cũng đang ngồi trong hội thánh khi bạn rao giảng. Biểu hiện trên khuôn mặt của Chúa lúc đó ra sao? Nét mặt có thể sẽ nói, “Đó không phải là tất cả những gì ta đã nói với đoạn văn đó.” Hoặc sẽ nói, “Vâng, đó là chính xác những gì ta muốn nói.”

Một bài giảng giải kinh bắt đầu với sự kết nối giữa ân tứ mà Đấng Christ đã thăng thiên về trời ban cho hội thánh qua các mục sư- và giáo sư (Eph 4:11) và lời trong Kinh thánh do các mục sư – giáo sư truyền lại để “giảng lời của lẻ thật” (2 Tim 4: 2). Những người giảng phải rao giảng lời Chúa từ trong Kinh thánh.

Có lẽ nơi tốt nhất để bắt đầu thấy được việc giảng dạy và rao giảng lời Chúa hiệu quả và rỏ ràng nhất là sách Công-vụ-các-sứ-đồ. Trong sách Công-vụ, cụm từ “lời của Đức Chúa Trời” được viết tắt thường xuyên trong các bài giảng của các sứ đồ. Trong Công-vụ 6:2, thí dụ, các sứ đồ nói: “Chúng ta không nên từ bỏ việc rao giảng lời của Đức Chúa Trời” (xem thêm Công-vụ 12:24; 13: 5, 46; 17:13; 18). Cụm từ này cũng thường xuyên xuất hiện như là “lời của Chúa” (8:25, 13:44; 15: 35-36; v.v…) Và thường xuyên được tóm tắt thành “Lời” (cf) 4:29; 8: 4; 11:19). Trong sách Công-vụ, có một sự xác định rõ ràng và nhất quán giữa sự rao giảng của các sứ đồ và cụm từ “lời của Đức Chúa Trời.”

Trong khi nội dung của sự rao giảng của các sứ đồ là tin tốt lành để hòa giải với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, sứ điệp đó đã được ban cho và giải thích hầu như lúc nào cũng bắt đầu trình bày từ sách Cựu Ước. Vì vậy, việc rao giảng trong thời Tân Ước liên quan đến việc rao giảng “lời của Đức Chúa Trời”, và nó trở thành một thành phần thiết yếu của sự giảng dạy như vậy khi được trình bày từ sách Cựu Ước. Điều này dẫn chúng ta đến kết luận rằng Kinh Thánh Cựu Ước phải được đưa vào quan niệm của chúng ta về “Lời” được rao giảng, một kết luận được xác nhận bởi cả trực tiếp (ví dụ, 2 Ti-mô-thê 3:16; Rô-ma 3: 2) và tuyên bố gián tiếp (ví dụ, Rô-ma 15: 4) của sách Tân ước.

Vì vậy, chữ “Lời” này là từ nói về Chúa Giê-su, như được nói trước trong sách Cựu Ước và bây giờ được giải thích trong sự giảng dạy của các sứ đồ. Đây là chữ “được nói” (Công Vụ Các Sứ Đồ 4:29), “được công bố” (13: 5), và được “nhận” (17:11) là “lời của Đức Chúa Trời.” Sự đồng nhất này được duy trì trong suốt các thư tín của Phao-lô. Không do dự, ông gọi là thông điệp mà ông tuyên bố “lời của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 2:17, 4: 2; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13) hay đơn giản là “Lời” (Ga-la-ti 6: 6).

Ngay cả trong bối cảnh Phao-lô giao trách nhiệm với Ti-mô-thê để “rao giảng về Lời” có sự xác nhận về sự đồng nhất này giữa sự giảng và rao giảng lời của Đức Chúa Trời. Ti-mô-thê sẽ biết ngay từ “Lời” mà Phao-lô đề cập có nghĩa là gì. Như những điểm nổi bật về tiểu sử của Ti-mô-thê, nó chắc chắn bao gồm cả “những tác phẩm thiêng liêng” và sứ điệp của các sứ đồ— “những gì con đã học và tin chắc rằng con đã biết được con đã học những điều đó với ai” (2 Tim 3: 10-17).

Trong phần kết luận chúng ta rút ra từ tất cả những điều này là “Lời” mà chúng ta rao giảng là nói về toàn bộ lẻ thật bao gồm cả Kinh thánh Cựu Ước và sự giảng dạy của các sứ đồ về Đấng Christ — như đã ví dụ, là bản giao ước mới. Vì vậy, việc xác định “Lời” với Kinh Thánh của chúng ta là phù hợp. Đây là những gì mà các “mục sư-giáo sư” được ủy nhiệm để dạy. Công việc của chúng ta là công bố “Lời” mà Đức Chúa Trời đã phán, được bảo tồn trong Kinh thánh, và giao phó cho chúng ta. Đời sống thuộc linh của dân sự Đức Chúa Trời phụ thuộc vào Lời này (Phục truyền Luật lệ Ký 8: 3). Đó là lý do tại sao một mục sư trẻ được giao phó để “cống hiến bản thân mình cho việc đọc Kinh Thánh nơi công cộng, để khích lệ, giảng dạy” (1 Tim. 4:13). Nếu trọng trách này được trao phó cho bất kỳ ai ngày hôm nay, và điều đó dĩ nhiên, thì nguồn gốc của sự giảng dạy của chúng ta cũng phải hoàn toàn đồng bộ với Kinh Thánh.

Điều này sẽ như thế nào? Trong sự chuẩn bị bài giảng của chúng ta, nó sẽ giống như lấy những đoạn đã được định nghĩa trong Lời của Đức Chúa Trời và nghiên cứu chúng một cách cẩn thận để chúng ta “giảng dạy đúng với lời của lẽ thật.” Trên bục giảng, nó sẽ giống như hình ảnh mà chúng ta thấy trong sách tiên tri Nê-hê-mi 8: 8: “Họ đọc từ cuốn sách. . .rỏ ràng, và áp dụng để mọi người hiểu được phần Kinh thánh đang đọc. Đức Chúa Trời có cả hai là mục đích và lời hứa sẽ sử dụng loại giảng dạy này để hoàn thành một trong những mục đích vĩ đại của Ngài – sự tập hợp và xây dựng dân sự của ĐCT.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: