Đời Sống Gắn Kết

Cách Tâm Trí Tôi Đã Thay Đổi Như Thế Nào – Trọng Tâm của Hội Chúng

Đề Mục
05.14.2021

Kể từ khi trở nên một Cơ-Đốc nhân thời trung học, vai trò của hội chúng địa phương trở thành quan trọng đối với tôi. Tôi nhớ đã bỏ ra một số (vâng, rất nhiều) giờ trong mùa hè đầu tiên của tôi khi đã trở thành một Cơ-Đốc nhân ngay trong thư viện nhà thờ của tôi lúc bấy giờ, lúc đó tôi đang làm một thống kê về sự phát triển các thành viên trong Hội Thánh và lập biểu đồ so sánh về sự giảm sút của những người nhóm lại trong Hội thánh. Kèm theo sự minh họa thời kỳ tiền vi tính tôi đã làm từ sự nghiên cứu của tôi cách đơn giản là dán lên bảng với nhiều những đường kẻ chỉ về thành viên và những người nhóm lại để phân tích rõ ràng trong khoảng thập niên 1940 hoặc 1950. Dù tôi đã bỏ ra hàng giờ cho bích chương đó – và những số liệu phía sau – nó chỉ là những lời hứa giới hạn nhiều nhất trên bức tường nổi bật trong Hội Thánh của chúng tôi. Tôi đã treo nó lên mà không xin phép (tôi đã không để ý việc đó). Tuy nhiên, người có thẩm quyền đã mau lẹ đem nó xuống khỏi tường.

Khi lớn lên là một Cơ-Đốc nhân và tôi hiểu biết ân điển của Đức Chúa Trời trong suốt những năm đại học và ở chủng viện, cùng sự quan tâm của tôi về chủ nghĩa duy danh trong Hội Thánh cũng lớn lên. Nhiều báo cáo “về những người tin Chúa” dường như không đúng sự thật đối với tôi. Và tôi nghi ngờ về việc truyền giảng đưa đến những con số thổi phồng và, quan trọng hơn, những người đó vừa được bảo đảm vừa không làm gì hết.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian theo học chương trình tiến sĩ, độ mười năm trước, tâm trí tôi bắt đầu tập trung nhiều hơn vào chủ đề của Hội Thánh, và đặc biệt vào trọng tâm của hội chúng địa phương. Tôi nhớ có một cuộc trò chuyện bất đồng một ngày với một người bạn đang làm việc với chức vụ trong một Hội Thánh lớn. Ông ấy và tôi cùng nhóm tại Hội Thánh này. Tôi đã gia nhập vào Hội thánh khi chúng tôi vừa mới chuyển đến thành phố nầy; ông ấy, khoảng hai năm sau đó, chỉ đến ngồi dự nhóm. Và dù nhóm lại, ông cũng chỉ ngồi nhóm thờ phượng buổi sáng, và chỉ qua nửa giờ giảng mà thôi. Rồi một ngày kia, tôi quyết định hỏi ông về việc đó.

Ông ấy trả lời cách trung thực và thẳng thắn. Ông ấy nói, “Tôi thật sự không nhận được bất cứ điều gì từ phần còn lại trong buổi thờ phượng”. Tôi hỏi, “Ông có từng nghĩ việc gia nhập Hội Thánh không?” Ông ấy trả lời với sự ngạc nhiên và một nụ cười vô tội, “Gia nhập Hội Thánh hả? Thật sự tôi không biết tại sao nên làm điều đó. Tôi biết tại sao tôi ở đây, và những người đó chỉ làm tôi chậm lại”. Tôi đã nghe những lời lạnh lùng nầy, nhưng chúng được thốt ra với kiểu cách thành thật, khiêm nhường, và thân mật của một nhà truyền giáo được ơn không muốn phí phạm thì giờ của Chúa. Ông ấy muốn dùng thì giờ của ông cách tốt nhất có thể, và tất cả mối quan tâm cùng sự có mặt các anh em chung quanh việc gia nhập chính thức một Hội Thánh dường như hoàn toàn không liên quan gì đến ông.

“Làm tôi chậm lại” – những lời nói vang dội trong tâm trí tôi. “Làm tôi chậm lại”. Tâm trí tôi lẫn quẩn với những ý nghĩ khác nhau, nhưng tất cả điều tôi đã nói là một câu hỏi đơn giản – “Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ nếu bạn kết nối với những người đó, đúng, họ có thể làm bạn chậm lại, nhưng bạn có thể giúp họ tăng tốc không? Bạn có nghĩ rằng bạn là một phần kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho họ, và cho bạn không? Cuộc trò chuyện tiếp tục, nhưng phần quan trọng, kết tinh của cuộc trò chuyện về ý tưởng của tôi đã được thực hiện. Đức Chúa Trời dự định sử dụng chúng ta trong mỗi đời sống của người khác – ngay dù đôi khi điều đó xuất hiện là một giá thuộc linh chúng ta phải trả.

Đồng lúc ấy, bài nghiên cứu của tôi về người tin lành chân chính cho tôi cơ hội đọc những cuộc tranh luận phát triển thần học về thể chế Hội Thánh trong thời nữ hoàng Ê-li-sa-bét và đầu thời Stuart. Cuộc Đại Tranh Luận tại Hội Nghị Westminster đặc biệt rất thú vị đối với tôi. Tôi bị hấp dẫn về cuộc tranh luận của một số người theo nhóm “độc lập” hoặc theo nhóm “Hội chúng”, chủ yếu, uy quyền của mục sư được cột vào mối liên hệ mục vụ. Những tranh luận của họ là hội chúng địa phương là phán quyết cuối cùng trong các vấn đề về kỷ luật và giáo lý được xem như theo Kinh Thánh (xem Math. 18:17; I Cô-rinh-tô 5:11; II Cô-rinh-tô 2; Galati; II Tim. 4). Vai trò của mục sư và hội chúng trở nên quan trọng trong tâm trí tôi đó là làm thế nào để đời sống của một Cơ-Đốc nhân bình thường có thể sống đời sống của một Cơ-Đốc.

Sau đó, năm 1994, tôi trở thành mục sư quản nhiệm. Trong khi tôi luôn luôn tôn trọng chức vụ trưởng lão và cũng đã từng phục vụ trong hai Hội Thánh như một trưởng lão, và bây giờ giữ lấy vai trò của một trưởng lão được công nhận duy nhất giữa hội chúng khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn (đang trên đường lái xe về gần tới nhà) về tầm quan trọng của chức vụ. Những bản văn như Gia-cơ 3:1 (“phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn”) và Hê-bơ-rơ 13:17 (“phải khai trình”) hiện ra lớn hơn trong tâm trí tôi. Hoàn cảnh hiệp lại làm nổi bật trong tôi tầm quan trọng việc Đức Chúa Trời quan tâm Hội Thánh địa phương. Tôi nhớ một lời trích dẫn của John Brown, trong một bức thư có những lời khuyên của người cha gởi cho một trong những học trò của ông mới được phong chức cai quản một Hội Thánh nhỏ, ông đã viết, “cha biết sự thất vọng trong lòng con, nên con sẽ cảm thấy bị mất thể diện vì hội chúng của con rất nhỏ, so với những hội chúng của anh em chung quanh con; nhưng cha bảo đảm với chính con về lời của một người cha già, rằng khi con đến lúc khai trình về hội chúng cho Chúa Jêsus Christ, tại ngôi phán xét của Ngài, con sẽ nghĩ con đã làm đầy đủ”. Khi tôi nhìn hội chúng tôi có trách nhiệm, tôi cảm nhận sức nặng của việc khai trình như vậy trước mặt Đức Chúa Trời.

Bài học nầy tiếp tục theo tôi về nhà cùng với công việc hằng tuần thường lệ của tôi. Trong khi giảng qua các sách Tin Lành, và sau đó đến các thư tín, nhiều lần nhiều lúc tôi có cơ hội luyện lọc những quan điểm về tình yêu Cơ-Đốc, vài bản văn chỉ ra rằng Cơ-Đốc nhân chúng ta phải yêu thương mọi người (ví dụ, I Tês. 3:12), nhiều bản văn cổ điển được dùng dạy điều nầy thật sự phải làm với tình yêu thương của chúng ta với nhau. Tôi nhớ lúc giảng từ Math. 26, chỉ ra rằng những sự dạy dỗ về việc ban cho những ly nước lạnh cho “những anh em hèn mọn nầy của ta”, và sau đó có một người đến và nói với tôi rằng tôi đã hủy hoại “lời hằng sống đó” của cô ấy!

Tuy nhiên, đối với tôi, tất cả những phân đoạn có từ ngữ “lẫn nhau” và “với nhau” bắt đầu trở nên sống động, đã vô hiệu hóa những lẽ thật thần học mà tôi đã biết về Đức Chúa Trời chăm sóc Hội Thánh của Ngài. Khi tôi giảng qua Ê-phê-sô 2-3, đối với tôi rõ ràng Hội Thánh là trung tâm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời bày tỏ sự khôn ngoan của Ngài cho những bản thể thuộc trời. Khi Phao-lô nói với các trưởng lão Ê-phê-sô, ông nói về Hội Thánh là một điều mà “Đức Chúa Trời đã mua bằng chính huyết của Ngài” (Công vụ 21:28). Và, dĩ nhiên, trên đường đến Đa-mách lúc đầu Sau-lơ bị ngăn cản bước bắt bớ các Cơ-Đốc nhân, Đấng Christ Phục Sinh không hỏi Sau-lơ tại sao ông bắt bớ những Cơ-Đốc nhân đó, hoặc ngay cả Hội Thánh; thay vào đó, Đấng Christ đã hòa mình với Hội Thánh của Ngài khi Ngài hỏi Sau-lơ “sao ngươi bắt bớ ta?” (Công vụ 9;). Rõ ràng Hội Thánh là trung tâm trong kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời, trong sự hi sinh của Ngài, và trong sự quan tâm của Ngài.

Có lẽ tất cả điều nầy dường như giống một lời giải thích về trọng tâm Hội Thánh học nhiều hơn là cho Hội Thánh địa phương, nhưng khi tôi giảng suốt Kinh Thánh từ tuần nầy qua tuần khác, điều tôi không thể phủ nhận là quyết định của Tyndale dịch từ ngữ Hi Lạp ecclesia là “hội chúng” thì đúng hơn! Tầm quan trọng của mạng lưới những mối liên hệ dựng lên một Hội Thánh địa phương là nơi mà qua đó môn đồ Ngài đã sống. Tình yêu thương phần lớn là địa phương. Và sau đó, hội chúng địa phương là nơi tuyên bố tình yêu thương nầy cho toàn thế giới thấy. Vì vậy Chúa Jêsus dạy các môn đồ của Ngài trong Giăng 13:34-35, “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”. Tôi có thấy những người bạn cùng gia đình họ đã xa lánh Đấng Christ bởi vì họ cho là Hội Thánh địa phương là một nơi khủng khiếp. Và tôi cũng đã thấy có những người bạn cùng gia đình đến với Đấng Christ bởi vì họ thấy chính xác tình yêu thương mà Chúa Jêsus đã dạy và sống – Yêu thương nhau, loại tình yêu vị tha mà Chúa đã bày tỏ – và họ cảm thấy con người thiên nhiên được thu hút đến với tình yêu thương đó. Vì vậy hội chúng – hội chúng như là một tấm bảng phản chiếu Lời Chúa – đã trở nên trung tâm hiểu biết của tôi nhiều hơn về việc truyền giảng, và về cách chúng ta phải cầu nguyện và lên kế hoạch truyền giảng.

Hội chúng cũng trở nên trung tâm hiểu biết của tôi và giúp cho chúng ta biết cách để đối thoại một cách chân thật đối với những người khác, và làm thế nào chính chúng ta có sự bảo đảm về những lần trò chuyện đó. Tôi nhớ một ấn tượng qua I Giăng 4:20-21 khi đang sửa soạn giảng hai câu này: “Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. … Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình”. Gia-cơ đoạn 1 và 2 có cùng sứ điệp. Tình yêu thương nầy không phải là quan điểm.

Mới gần đây, việc xem xét trọng tâm của hội chúng đã giúp cho tôi suy nghĩ đến một ý thức mới nữa về kỷ luật đối với hội chúng địa phương – đánh giá và xây dựng. Rõ ràng là nếu chúng ta cần nương dựa nhau trong hội chúng của chúng ta, thì hội đó phải có kỷ luật và nó là một phần của môn đồ hóa. Như kỷ luật mà chúng ta thấy trong Tân Ước, đó là chúng ta phải biết những người khác, phải kết ước với họ, và để họ biết chúng ta. Chúng ta cũng phải là người có thẩm quyền mà người khác tin cậy. Tất cả những gì thực tế từ thẩm quyền trong hôn nhân gia đình và Hội Thánh, tất cả đều xảy ra tại hội thánh địa phương. Việc hiểu lầm điều nầy và đang đưa đến sự không thích và phản đối thẩm quyền, dường như đang dẫn chúng ta đến rất gần Sự Sa Ngã, và điều đó là hẳn nhiên. Hậu quả, hiểu biết điều nầy dường như rất gần trung tâm đểm của công việc ân điển của Đức Chúa Trời về sự tái lập mối liên hệ của Chúa với chúng ta – một mối liên hệ về uy quyền và yêu thương nhau.

Trong tất cả mọi sự, tôi có thể thấy lý do các Cơ-Đốc nhân trong quá khứ đã không tham gia nhóm lại là vấn đề rất quan trọng. Và tôi nghĩ tôi có thể thấy những gì đã gây ra thiệt hại trên rất nhiều mức độ khi chúng ta bắt đầu nhìn xem số thành viên chính thức và những người chỉ tham gia bị phân tán. Khi việc tham dự một buổi nhóm thờ phượng đã không còn là nan đề mà cả hội chúng phải quan tâm và cho đó chỉ là vấn đề cá nhân của mỗi người, mà không phải là việc của chúng ta, thì đều đó thực sự đã tàn phá hội chúng của chúng ta, luôn cả trong đời sống của nhiều người đã một lần đến để nhóm họp.

Bây giờ tôi có thêm nhiều câu hỏi phức tạp thêm trong tâm trí tôi, nhiều câu hỏi về các buổi hội thảo và “Những nhà lãnh đạo Cơ-Đốc” ở nơi nào đó khác nhau mỗi cuối tuần, và những mục sư không hiểu tầm quan trọng của hội chúng, và những con chiên khốn khổ lang thang giống nhiều những khách hàng đang thất vọng phải đi từ hội chúng nầy sang hội chúng khác. Theo ý Chúa, mong rằng thập kỷ tới đây sẽ hấp dẫn như một thập kỷ vừa qua đi.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: