Khả Năng Lãnh Đạo

Thánh Kinh Thần Học và việc Chăn Bầy

Đề Mục
05.17.2021

Bạn sẽ mô tả công việc của mục sư là như thế nào? Bạn sẽ theo một kiểu mẫu nào? Rất có thể bạn sẽ tham khảo ý kiến của một vài hội thánh địa phương rồi thực hiện vài điều chỉnh để phản ảnh thời gian và chương trình của nhà thờ mình.

Theo cách đó, đương nhiên, mọi người ai cũng biết công việc của mục sư là sẽ phải làm gì rồi.  Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta biết vai trò căn bản của một mục sư?

Chắc chắn là chúng ta sẽ xem trong Kinh Thánh nói về vai trò của mục sư. Và nó nằm ở đâu trong Kinh Thánh? Chúng ta có thể bắt đầu từ chổ có liên hệ đến những tiêu chuẩn của các trưởng lão (I Tim-mô-thê 3:1-7; Tít 1:5-10), và cẩn thận tra cứu những lời dạy dỗ đến các lãnh đạo của Hội thánh.  Khi chúng ta đụng đến vấn đề chính nói về những sự dạy dỗ này, lúc bấy giờ, sẽ có vấn đề xảy ra. Xem trong Công vụ-các-xứ-đồ 20:28 và I Phi-e-rơ 5:1-3, cả hai phần nầy đều đề cập đến các trưởng lão của các Hội thánh địa phương.

Hãy giữ lấy chính mình và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn (Hy văn gọi là: poimainein) Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết của mình (Công-vụ 20:28)

Vì vậy, tôi gởi lời khuyên nhủ nầy cho các bậc trưởng lão trong anh em là những người chứng kiến sự đau đớn của Đấng Christ và cũng có phần về sự vinh hiển sẽ hiện ra: Chữ Người Chăn (Hy văn ghi là: Poimanate) bầy của Đức Chúa Trời ở giữa anh em để chăn giữ, không phải bị ép buộc mà vui lòng làm bởi Ngài ban cho anh em, không phải vì lợi dơ bẩn, nhưng sẳn lòng; không phải để độc đoán đối với những người mà anh em đang coi sóc, song để làm gương tốt cho cả bầy. (I Phi-e-rơ 5:1-3)

Cả hai phần Kinh Thánh trên, thì công việc chính của người chăn bầy được gói gọn trong động từ Hy văn poimaino, với ý nghĩa cơ bản là “chăn bầy,” hoặc, coi sóc chiên (Lu-ca 17:7; I Cô-rinh-tô 9:7). Cả Phao-lô trong sách Công-vụ và Phi-e-rơ đều tổng hợp công việc chăn bầy trong một chữ mà thôi: Chăn.

Trong Ê-phê-sô 4:11, Sứ đồ Phao-lô đề cập đến mục sư như là mục sư—giáo sư, một lần nữa mô tả ý niệm của chăn bầy là cơ bản đối với công việc của mục sư. Thực ra, chữ Tiếng Anh “mục sư” bắt nguồn từ chữ Latin pastor có nghĩa là “người chăn.” Vì vậy, chăn bầy có nghĩa cơ bản là “mục sư” và mô tả công việc chăn dắt theo ý Thánh kinh.

Tuy nhiên chúng ta lấy ý nghĩa của chữ chăn dắt từ đâu? Nếu như bạn có sự quen biết với chiên và biết nhu cầu của họ, thì bạn sẽ biết ý nghĩa cơ bản của nó.  Chiên cần ăn và cần được chăn và dẫn đi cũng như cần được bảo vệ.  Mục sư là làm những việc nầy cho tín hữu của họ, trở thành chìa khóa tâm linh.

Mẫu Chuyện Kinh Thánh về Người Chăn

Phép ẩn dụ nầy cho thấy chiều sâu mới khi được nói ra trong suốt câu chuyện trong Kinh Thánh, cuối cùng các mục sư sẽ nhận biết ý nghĩa của chức vụ mục sư mà Đức Chúa Trời ban cho họ chăn dắt con cái Ngài là như thế nào.

Người Chăn Tâm Linh của Hành Trình Ra Khỏi Xứ Ê-Díp-Tô

Câu chuyện trong Thánh kinh về sự chăn dắt được bắt đầu một cách nghiêm túc khi Đức Chúa Trời đem dân sự Ngài ra khỏi xứ Ai-cập, hướng dẫn họ trong đồng vắng suốt 40 năm, và dẫn dắt họ vào miền đất hứa một cách an toàn. [1] Mô tả toàn bộ giai đoạn ra khỏi xứ và đồng vắng, Thi-thiên 77:20 nói rằng, “Chúa cậy tay Mội-se và A-rôn, Ngài dẫn dắt dân mình như một đoàn chiên.”

Giống như người chăn, Đức Chúa Trời đích thân hiện diện cùng với dân sự Ngài (Xuất. 33:15-16). Như người chăn, Đức Chúa Trời bảo vệ dân Ngài (Dân. 14:7-9; Phục. 23:14). Như người chăn, Đức Chúa Trời chu cấp cho dân sự Ngài. Ngài đã nuối nấng họ (Thi-thiên 78:19, 105:40-41).

Giống như người chăn, Đức Chúa Trời đã dẫn dân sự Ngài vào cánh đồng cỏ xanh tươi: “Ngài lấy lòng thương xót dìu dắt dân mà Ngài đã chuộc lại; Ngài đã dùng năng lực đưa nó về nơi ở thánh của Ngài.” (Xuất. 15:13) Giống như người chăn, Ngài nhẹ nhàng, dìu dắt dân Ngài:

Ta đã dùng dây nhơn tình,
dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến.
Ta đã như những kẻ cởi ách khỏi hàm chúng nó,
Cuối mình xuống và để đồ ăn trước mặt chúng nó. (Ô-sê 11:4)

Trong hết thảy, Đức Chúa Trời đã chăn dắt chiên Ngài qua Môi-se, là người mà Ngài đã chọn để dắt dân mình (Thi-thiên 77:20). Và Môi-se đã cầu hỏi ý Chúa cho người kế nhiệm, hầu cho dân Chúa không thể không có người chăn dắt.” (Dân-số-ký 27:17)

Cho nên, Chúa, Vua tôn nghiên của vũ trụ, cũng là đấng chăn chiên của bầy Ngài. Ngài chăn dắt chúng nó bởi sự coi sóc của người mà Ngài đã chọn.

Đa-vít – Người Chăn Chiên

Sau một trăm năm, chức vụ nầy tiếp diễn trong đời vua Đa-vít và triều đại của người. Đức Chúa Trời đã đem Đa-vít từ chổ chăn chiên và trở thành người chăn của dân Do-thái (II Sa-mu-ên 5:1-3, 7:8).  Thiên thi đã xác định điều đó.

Ngài chọn Đa-vít là tôi tớ Ngài
Bắt người từ các chuồng chiên
Ngài đem người khỏi bên các chiên cho bú
Đặng người chăn giữ Gia-cốp, là dân sự Ngài
và Y-sơ-ra-ên, là cơ nghiệp Ngài
Như vậy, người chăn giữ họ theo sự thanh liêm lòng người
Và lấy sự khôn khéo tay mình mà dẫn dắt họ. (Thi-thiên 78:70-72)

Như Đa-vít đã từng nuôi dưỡng bầy chiên mình, vì vậy, ông cũng đã dẫn dắt dân sự Chúa một cách cẩn trọng và hết lòng, chăn dắt họ với sự chính trực và lòng khôn ngoan.

Cũng như Đức Chúa Trời là đấng chăn thật đối với dân Y-sơ-ra-ên. Như chinh họ đã nói: “Vì Ngài là Đức Chúa Trời của chúng tôi, chúng tôi là dân của đồng cỏ Ngài, và là chiên tay Ngài dìu dắt” (Thi-thiên 95:7) Như Đa-vít nói, “Đức Chúa Trời chọn người chăn, luôn tin cậy sự ban cho của Ngài, sự bảo hộ, và hướng dẫn như trong Thi-thiên 23.

Tuy nhiên không phải tất cả những vị vua của dân Y-sơ-ra-ên đều chăn dắt họ đến nơi đồng cỏ xanh tươi của sự vâng phục theo lời Ngài dạy.  Thay vào đó, đa số những người chăn đã dẫn dắt bầy chiên Chúa vào nững vùng đất khô cằn của sự thờ hình tượng và bất công.  Đó là lý do mà Đức Chúa Trời đã làm tản lạc bầy chiên mình giữa muôn người như là sự trừng phạt bởi tội lỗi của họ. (Lê-vi-ký 26:33; Phục. 4:27, 28:64; I Các Vua 14:15).

Những Người Chăn Mới trong cuộc Xuất Hành Mới

Một Đức Chúa Trời là Đấng đã tản lạc dân sự Ngài cũng đã hứa sẽ thâu gom họ trở lại.  Trong Giê-rê-mi 23:1-2, Đức Chúa Trời sửa phạt những vị vua bất trung, là những người chăn đã phát hoại và làm tản lạc bầy chiên của Ngài. Những kẻ chăn nầy đã không chăm sóc và bảo vệ bầy chiên của Đức Chúa Trời đã giao phó cho, vì vậy Ngài sẽ thăm phạt họ.  Không chỉ như thế thôi, trong câu 3-4, Ngài phán:

Ta sẽ nhóm những con sót lại của bầy ta, từ các nước mà ta đã đuổi chúng nó đến. Ta sẽ đem chúng nó trở về trong chuồng mình, và chúng nó sẽ được kết quả và thêm lên nhiều hơn. Ta sẽ lập lên những kẻ chăn nuôi chúng nó, thì sẽ chẳng sợ hãi nữa, và không thiếu một con nào, Đức Giê-hô-va phán vậy.

Chúa sẽ khôi phục lại vận mệnh của dân Ngài, và họ sẽ có người chăn là người sẽ chăm sóc họ, cung cấp cho họ, và bảo vệ họ. Những người chăn này sẽ phục vụ dân Chúa như thế nào? Sứ điệp trong Giê-rê-mi 3:15 rằng, “Ta sẽ ban các kẻ chăn giữ vừa lòng ta cho các ngươi, các kẻ ấy sẽ lấy sự sáng suốt khôn ngoan mà chăn nuôi các ngươi.” Các nhà lãnh đạo của Đức Chúa Trời sẽ đem các ngươi trở lại và sẽ dẫn dắt mọi người bằng cách cho họ sự khôn ngoan và hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời.

Không chỉ vậy, nhưng Đức Chúa Trời cũng sẽ dựng lên một người cai trị tối cao, là người thừa kế của Đa-vít, Đấng sẽ bảo đảm sự cứu rỗi của tất cả mọi người của Đức Chúa Trời:

Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ dấy lên cho Đa-vít một Nhánh công bình. Ngài sẽ cai trị làm vua, lấy cách khôn ngoan mà ăn ở, làm sự chánh trực công bình trong đất.  Đương đời vương đó, Giu-đa sẽ được cứu; Y-sơ-ra-ên sẽ ở yên ổn, và người ta sẽ xưng danh Đấng ấy là: Đức Giê-hô-va sự công bình chúng ta!” (Giê-rê-mi 23:5-6) 

Dân sự của Đức Chúa Trời được trở về, cuộc di cư mới này là trở về trong phần đất của họ, sẽ là sự giải cứu lớn lao hơn của Đức Chúa Trời từ dân Ai Cập, và sẽ là hành động mà dân của Đức Chúa Trời ghi nhớ và nhớ đến Ngài từ lúc này (câu 7–8).

Cho nên, Đức Chúa Trời sẽ nhóm dân của mình lại như là một người chăn chiên thành tín. Và Đức Chúa Trời sẽ nuôi dưỡng nhiều kẻ chăn trung tín để chăm sóc cho dân sự của Ngài. Tuy nhiên, một người chăn-vua đặc biệt sẽ cứu dân mình và đảm bảo an toàn để họ trở nên phồn thịnh trong nơi của Đức Chúa Trời, dưới sự cai trị của Ngài.

Ê-sai 40:11 cho thấy một cái nhìn thoáng qua về một hành trình mới trong việc nhóm chiên của bầy mình:

Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên;
Thâu các con chiên con vào cánh tay mình;
Và bồng ẵm chúng nó vào lòng;
Từ từ dắt các chiên cái đương cho bú.

Ê-xê-chi-ên 34 vẽ một bức chân dung chi tiết hơn về công việc của Đức Chúa Trời làm như người chăn, Đấng sẽ cứu dân của Ngài. Những kẻ chăn hiện thời của Y-sơ-ra-ên đã tự nuôi mình hơn là chiên và không chữa lành và tìm kiếm những con bị lạc lối, cho nên bây giờ chiên của Đức Chúa Trời đã bị phân tán (câu 1–6). Vì tất cả những điều này, Đức Chúa Trời sẽ phán xét những kẻ chăn gian ác này, và sẽ giải cứu chiên mình (câu 7–10). Chính Đức Chúa Trời sẽ tìm kiếm họ, cứu họ, gom họ vào đất của mình, cho chúng ăn, và dẫn chúng vào chổ nghỉ ngơi (câu 11–14). “chính ta sẽ chăn giữ chiên của ta, và ta sẽ làm cho họ nằm xuống, Chúa Giê-hô-va phán vậy. Ta sẽ tìm kiếm con nào bị thất lạc, và ta sẽ mang về những con bị lạc, và ta sẽ rịch lại những vết thương, và làm cho con nào đau được lành mạnh … Ta sẽ dùng sự công bình mà chăn chúng nó”(câu 15–16).

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng hứa: “Ta sẽ lập trên chúng nó chỉ một kẻ chăn, tôi tớ tôi là Đa-vít, và người sẽ cho chúng ăn; người sẽ cho chúng ăn và làm kẻ chăn của chúng nó” (câu 23). Và khi Đức Chúa Trời một lần nữa chăn dắt dân sự của mình, họ sẽ có sự bình an, phước lành, sự an ninh, giàu có, tự do, danh dự, và sự thông sáng thực sự từ Đức Chúa Trời (câu 25). –31).

Giê-su là Người Chăn Hiền Lành

Ai là người chăn này mà Đức Chúa Trời đặt người giữa dân của Ngài? Chúa Jêsus, người chăn tốt lành. Chúa Jêsus đã động lòng thương Ngài trên đám đông bởi vì họ bị công kích và bất lực, chiên không có người chăn (Ma-thi-ơ 9:36). Chúa Jêsus là người chăn hiền lành, đã đến và ban cho chúng sự sống dồi dào (Giăng 10:10), Đấng đã ban sự sống của chính mình cho chiên Ngài (câu 11, 15), là Đấng biết chiên của chính mình (câu 14). Là Đấng nhóm tất cả lại thành một bầy. (câu 16).

Ẩn dụ về dân của Đức Chúa Trời như là chiên đầu tiên đã được định hình để mô tả về một dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng: bị đói khát, bị thiêu đốt bởi mặt trời, chưa ở nhà thật của họ. Chuyển thành chìa khóa tâm linh, tất cả điều này đúng với Hội thánh trong thời đại hiện tại. Giống như Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng, chúng ta vẫn chưa bước vào nơi yên nghỉ của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 4:11). Chúng ta bị đe dọa không chỉ bởi đói khát và khó khăn mà còn là sự chống đối và bị ngược đãi.

Bây giờ chúng ta yếu đuối và lang thang, bị ép bởi sự khó khăn. Nhưng trong Khải Huyền, John nắm bắt được một điểm đến cuối cùng của chúng ta:

Chúng sẽ không đói, không khát nữa; cũng không có mặt trời, hoặc cơn nắng gắt nào hại đến mình. Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng. (Khải Huyền 7:16-17)

Chúa Jêsus là người chăn của chúng ta, và Ngài là một người chăn hiền lành. Tuy nhiên, một ngày nào đó, Ngài sẽ trở thành người chăn của chúng ta, và chúng ta sẽ không bao giờ đói hoặc bị tổn thương nữa.

Chăn Dắt Như Người Chăn Chính

Vậy câu chuyện này nói gì với những người chăn của giáo hội? Những lời nổi tiếng của Chúa Giêsu nói với Phi-e-rơ chỉ cho chúng ta đi đúng hướng. Ba lần Chúa Jêsus hỏi Phi-e-rơ nếu ông yêu Ngài; ba lần Phi-e-rơ trả lời “có”; ba lần Chúa Giê-xu dặn Phi-e-rơ phải chăm sóc cho chiên của mình (Ga 21: 15–17). Sách Tin Lành Giăng sử dụng hai từ tiếng Hy lạp khác nhau “chăn” hoặc “nuôi” trong đoạn văn này, nhưng chúng có ý nghĩa giống nhau. Cả hai đều đề cập đến công việc chăm sóc chu đáo của một người chăn cho bầy chiên: cho ăn, chăm sóc, hướng dẫn, bảo vệ. Và đó chính là hìn ảnh của người mục sư là người chăm sóc cho tín hữu của họ.

Mục sư là để nuôi dưỡng tín hữu với Lời Chúa, khuyến khích họ với tín lý (Tit. 1: 9-10), cọng bố cho họ nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời (Công vụ 20:27). Mục sư là bảo vệ tín hữu chống lại học thuyết sai lầm và những người sẽ dẫn họ đi lạc lối (Công vụ 20: 29–31). Mục sư là người hướng dẫn tín hữu qua đời sống gương mẫu (Hê-bơ-rơ 13: 7), trang bị cho họ để hầu việc Chúa (Ê-phê-sô 4:12), và hướng dẫn một cách khôn ngoan các công việc của Hội thánh (1 Ti-mô-thê 5:17). Mục sư là để chăm sóc cho tín hữu của họ bằng cách dịu dàng với những lời khuyên, giúp đỡ và khuyến khích khi họ có cần.

Tóm lại, mục sư phải quan tâm. Mục sư không chỉ quan tâm đến tín hữu của họ, Mục sư còn phải chăm sóc đến tín hữu. Mục sư phải biết tín hữu mình. Mục sư phải tìm kiếm tín hữu. Mục sư phải cung cấp cho tin hữu những gì mà linh hồn của họ cần, ngay cả khi bản thân tín hữu còn không biết họ đang cần hay muốn những gì nhất.

Trong tất cả điều này, mục sư phản ảnh hình ảnh của Đức Chúa Cha. Phao-lô khuyến khích các nhà lãnh đạo giáo hội, “Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:14) Đó là cách chăm sóc cho từng cá nhân mà Đức Chúa Trời hứa sẽ làm cho dân sự Ngài khi Ngài cam kết sẽ tìm kiếm kẻ hư mất, đem những kẻ lạc trở về, rịch lành lại các vết thương và chăn chúng nó trong sự công bình. (Ê-xê-chi-ên 34:16)

Và Mục sư chính là hình ảnh Chúa Giêsu của chúng ta, là Đấng chăn dắt dân sự của Đức Chúa Trời trước bất kỳ mục sư, và chăn dắt họ trong suốt quá trình của từng mục vụ của mục sư, và Người cũng sẽ chăn dắt họ sau khi tất cả các mục vụ của mục sư kết thúc. Đó là lý do tại sao Phi-e-rơ gọi Chúa Jêsus là “người chăn đầu đàn” (1 Phi-e-rơ 5: 4). Chúa Jêsus là người thừa kế Đức Chúa Trời đã nuôi dưỡng cho Đa-vít; ông ta là một người chăn chiên đích thực-vua của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chức vụ chăn chiên của Chúa Giêsu không loại trừ việc chăn dắt bởi con người – thay vào đó nó trang bị và trao quyền cho họ.

Mục sư, có bao giờ bạn nghĩ rằng chức vụ của riêng bạn tại nhà thờ địa phương là bạn đang dự phần trong việc ứng nghiệm lời tiên tri? Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đã hứa đặt nhiều ngừi chăn cho dân sự của Ngài khi Ngài đặt Người chăn chiên tối cao của mình lên trên dân sự Ngài (Giê-rê-mi 23: 4, 5). Những người chăn này sẽ lấy sự sáng suốt và sự thông hiểu mà nuôi dưỡng dân sự của Đức Chúa Trời. (Giê-rê-mi 3:15).

Các ưu tiên của bạn trong chức vụ phù hợp với những ưu tiên của người chăn chiên thiêng liêng như thế nào? Làm thế nào bạn biết được nhu cầu tâm linh của con chiên của bạn? Bạn dành bao nhiêu thời gian và công sức để đáp ứng những nhu cầu đó cho từng người một? Bạn có quan tâm nhiều hơn về việc có bao nhiêu người mới đi vào nhà thờ hay bạn quan tâm về việc linh hồn của họ đang chết dần đi hay đang lớn lên?

Bạn có cảnh giác chống lại các mối đe dọa đối với những con người mạnh mẻ trong đức tin không? Hay bạn để bầy chiên của bạn dành cho những giáo sư giả và bạn không trang bị cho họ một nền tảng sâu sắc về giáo lý trong Kinh Thánh?

Bạn có biết chiên của mình con nào đang lớn mạnh và con nào đang bị suy dinh dưỡng không? Con nào khỏe mạnh về phần thuộc linh và con nào đang bị bệnh? Con nào đang an toàn ở trong chuồng và con nào đang lang thang ngoài đồng vắng?

Nếu bạn muốn có sự tươi mới trong công việc của mình với tư cách là một mục sư, hãy xem xét cách Đức Chúa Trời đã chăn dắt dân sự Ngài trong suốt câu chuyện Kinh thánh. Là một kỳ công bởi sự chăm sóc nhẹ nhàng và sự bảo vệ mạnh mẽ của Ngài. Hãy học hỏi từ sự chú ý một cách nhẫn nại của Ngài đối với chiên mình đến nhu cầu đa dạng của họ. Hãy ngạc nhiên trước những chiều sâu của tấm lòng dịu dàng của Đức Chúa Trời, là người giữ các thiên hà trong tay, và Ngài cũng cúi xuống và tìm những con chiên còn quá yếu để đi lại. Và cầu nguyện rằng, bởi ân điển của Ngài và trong quyền năng của Thánh Linh của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ làm cho bạn trở thành một người chăn theo sau như chính tấm lòng của Ngài.

 

Trong suốt phần này, tôi nói lên phần giải kinh của Timothy S. Laniak, Những người chăn sau trái tim của tôi: Truyền thống mục vụ và lãnh đạo trong Kinh Thánh, những nghiên cứu mới trong Thần học Kinh thánh 20 (Downers Grove. IL: InterVarsity, 2006).

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: