Khả Năng Lãnh Đạo

Chăn bầy trong thời đại ‘của tôi’

Đề Mục
07.19.2023

Một tín hữu Hội thánh lắng nghe một chương trình phát thanh đầy năng lượng về một vấn đề văn hóa phổ biến nào đó. Vì những gì đã nghe được, họ tìm kiếm vài phạm trù để đọc một số bài góc nhìn về đề tài. Vào cuối tuần, họ vào YouTube xem đoạn phỏng vấn hấp dẫn một chuyên gia hiểu biết về đề tài ấy. Vài ngày sau, họ hình thành một quan điểm cứng cáp về một đề tài phức tạp và biến động.

Đến Chúa Nhật, họ lắng nghe bài giảng của mục sư mà họ rất tin tưởng bằng một bộ lọc mới, sàng lọc thông điệp của ông bằng những từ khóa và các giá trị. Sau khi nghe được những điều gây khó chịu, họ nhắn tin cho vài người cũng đang nghe kênh phát thanh đó. Cuối tuần, cả nhóm gặp nhau để bàn bạc về cách họ có thể giúp Hội thánh sửa lại những sai sót.

Hầu như cả đêm, một quan điểm tươi mới nào đó đã trở thành lăng kính chủ yếu để tín hữu Hội thánh đánh giá “đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 3). Không nghiên cứu Kinh Thánh cách nghiêm túc; không biết ý định của trước giả hay bài giảng luận. Một tấm lòng đã từng đầu phục Lời Chúa, giờ lại chứa đầy sự đoán xét Lời Chúa. Một tấm lòng đã từng có sự tin tưởng, giờ lại thiếu lòng tin cậy. Chúng ta trở nên như vậy từ khi nào?

Thời đại ‘của tôi’

Nhà làm phim tài liệu người Anh là Adam Curtis nhận xét về thời đại ‘của tôi’ rằng:

Trong thời đại chủ nghĩa cá nhân, tự do là điều vô cùng tuyệt vời, không bị tầng lớp thượng lưu, cổ hủ chỉ bảo – tức là các nhà quý tộc – nhưng ngược lại thì chúng ta phải tự lực cánh sinh. Khi mọi chuyện diễn ra tốt đẹp thì không sao, nhưng khi mọi thứ tiêu cực thì chúng ta rơi vào trạng thái yếu đuối và bất ổn. Chúng ta vẫn đang sống trong thế giới kỳ ảo này, chúng ta là trung tâm của quỹ đạo, chúng ta kiểm soát cuộc đời mình, nhưng điều này gây bất ổn cho chính chúng ta.

Thời đại ‘của tôi’ thật cuốn hút vì nó nuông chiều cách thể hiện bản thân. Có những câu từ như “tự do đi”, “theo con tim” và “sống theo ý thích”. Cảm nhận từ trái tim của mỗi người là yếu tố quyết định. Điều quan trọng nhất không phải là những gì người ta nói mà là cảm nhận của tôi. Những quan điểm của chủ nghĩa cá nhân tự gán cho chính quyền, công ty và nhà thờ sự nghi ngờ. Trớ trêu thay, sự nghi ngờ tương tự ấy không dành cho cái tôi. Thay vào đó, chủ nghĩa cá nhân là trung tâm của mọi thứ, tự do hình thành những quan điểm mà không chịu sức ép của truyền thống.

Trong bầu trời của sự nghi ngờ, có một loại thẩm quyền được mô phỏng xuất hiện, đến từ nhiều nguồn khác nhau như: bạn bè, đài phát thanh, các bài góc nhìn trực tuyến, YouTube và mạng xã hội. Vai trò thẩm quyền mới lạ này thường cạnh tranh với Kinh Thánh, khiến Cơ Đốc nhân không tin tưởng vào thẩm quyền yêu thương và trung tín từ các lãnh đạo Hội thánh địa phương. Trong hình trạng hung hăng nhất của nó, thì sự thiếu tin tưởng vào các lãnh đạo Hội thánh dẫn đến những lời chỉ trích gay gắt và sự chia rẽ cay đắng.

Tuy nhiên, khi thẩm quyền mô phỏng ấy không đúng nữa, thì mọi người trở nên yếu đuối và bất ổn. Tôi có một người bạn tên là John đã tranh chiến với việc bị hấp dẫn đồng giới. Sau khi tôi môn đồ hóa người này vài năm, anh ta quyết định rằng: nếu có thể giao phó linh hồn mình cho Chúa Jêsus, thì anh cũng có thể giao phó bản năng giới tính của mình cho Ngài nữa. Anh đã được báp-tem và trở nên rất năng động trong Hội thánh của chúng tôi. Anh dẫn theo những người bạn chưa tin Chúa vào các Chúa Nhật, làm món tráng miệng cho nhóm nhỏ của mình và tiếp đãi mọi người tại nhà mình.

Nhưng cuối cùng John đã chuyển đi, không còn dự phần vào Hội thánh địa phương và tự hình thành một thẩm quyền mới chấp thuận hôn nhân đồng tính. Đến một ngày nọ, anh bước vào phòng khách nhìn thấy người bạn đời của mình treo cổ bằng một sợi dây điện. John chuyển về thành phố của chúng tôi, không còn hăng hái trong cuộc sống và bất ổn về tương lai. Thẩm quyền mới của anh không thể lý giải về hành động tự sát, nên anh đã quay lại với Hội thánh.

Chăn dắt chiên có trạng thái mô phỏng

Các lãnh đạo Hội thánh nên trả lời thế nào khi có người bị thời đại ‘của tôi’ lôi kéo? Dù chúng ta làm công tác chăn dắt chiên bị chi phối cách tiêu cực hay tích cực bởi chủ nghĩa cá nhân, thì chúng ta có thể áp dụng ba nguyên tắc này: 1) Lắng nghe câu chuyện của họ, 2) Thách thức câu chuyện của họ và 3) Kể lại câu chuyện của họ có Chúa Jêsus là trung tâm.

Lắng nghe câu chuyện của họ

Trong lúc hít phải bầu không khí của chủ nghĩa cá nhân, thì mọi người phải vật lộn với những vấn đề đáng kể như màu da, tình dục và nhận diện giới tính. Hãy lắng nghe cuộc đấu tranh của họ. Đặt câu hỏi như: Lý do đã khiến bạn rơi vào tình trạng này? Điều gì đã ảnh hưởng bạn nhiều nhất? Tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với bạn như vậy? Hãy tìm kiếm những điều mà chúng ta có thể khẳng định, giải cứu, hoặc yên ủi. Thí dụ, khi có những câu hỏi về phân biệt chủng tộc, các trưởng lão của chúng tôi khẳng định đó là mối quan tâm của các tín hữu trong Hội thánh, nhưng tìm cách giải cứu góc nhìn của họ bằng cách tổ chức một lớp học về Chủng tộc & Phúc Âm.

Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét tổ chức một buổi tư vấn. Một người đã tự làm khổ mình vì đã sống buôn thả, có thể được yên ủi bằng sự hy vọng ở trong Phúc Âm. Dù sự không vâng lời của John đã dẫn anh đến chỗ phạm tội, nhưng Chúa Jêsus vẫn đón nhận tội nhân biết ăn năn. Tôi hỏi anh đã làm thế nào để đối phó với sự mất mát của mình và làm sao anh tìm thấy ý nghĩa trong sự đau khổ của mình. Sự thể hiện bản thân đã không giải quyết được những câu hỏi này, nhưng Chúa Cứu Thế thì có thể.

Thách thức câu chuyện của họ 

Người nào đã làm méo mó đức tin của mình sẽ làm điều đó bằng sự nghi ngờ thực sự, còn người nào rời bỏ Hội thánh thường đi ra với tấm lòng đầy băn khoăn. Chúng ta có thể cảm thông với những tổn thương, bối rối, tuyệt vọng và cô đơn, thậm chí là sự tự hành hạ bản thân. Chúa Jêsus đã nhìn đoàn dân đông mà không chỉ thấy họ là tội nhân bất khiết, mà còn là những kẻ bị quấy rối và bất lực, đang cần một người chăn chiên (Ma-thi-ơ 9:36).

Tuy nhiên, sự cảm thông dành cho câu chuyện của ai đó không có nghĩa là chấp thuận tội lỗi hoặc sự vô tín nào đó đâu. Có khi, Hội thánh cần đối chất với người bị tổn thương bằng cách đề nghị họ làm hòa với các lãnh đạo cũ. Trong khi tìm tòi những nghi ngờ thực sự của một người hoài nghi, chúng ta cũng phải cảnh giác với sự thoải mái của tính độc lập. Tôi đã gặp bạn của tôi là Ryan nhiều lần trong mấy năm qua, nhưng mỗi lần tôi trả lời câu hỏi hoài nghi của anh ta, thì lại có thêm một câu hỏi khác ngay lập tức. Cuối cùng, tôi đã thách thức anh ấy bằng cách nói rằng: “Kierkegaard đã nói muốn biết một giáo lý thì phải sống với giáo lý ấy”. Ryan, anh cần phải sống trong Cơ Đốc giáo bằng cách đi nhóm, nếu anh thực sự muốn biết sự thật”.

Kể lại câu chuyện của họ

Khi chúng ta lắng nghe câu chuyện của mọi người, hãy xin Đức Thánh Linh giúp mình phân biện. Chúa làm tỏ tường sự dối trá và “dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13). Hãy ghi chú lại những điều lặp đi lặp lại hoặc không đúng sự thật. Sau đó, hãy đề nghị với người đó quay lại với đề tài hoặc niềm tin nào đó. Điều quan trọng là phải khẳng định điều đúng, trước khi thách thức điều không đúng. Điều này sẽ giúp tạo ra sự bắt cầu hơn là sự đốt phá. Thí dụ: “Giới tính đúng là điều mà Chúa Jêsus quan tâm sâu sắc. Ngài nâng đỡ phụ nữ lúc họ bị xã hội ruồng bỏ”, hoặc “Bạn đã bị tổn thương quá nhiều rồi; tôi thành thật cảm thông với chuyện này. Hội thánh có thể là một nơi bừa bộn”.

Khi chúng ta thách thức một điều không đúng, hãy xét đến việc đặt câu hỏi. Thí dụ: “Bạn có nghĩ những vấn đề chính trị đã trở nên quan trọng hơn mối thông công với Đấng Christ không?” “Khi bạn nói ban lãnh đạo không quan tâm, bạn có trò chuyện với từng người trong ban lãnh đạo chưa?” “Tôi đồng ý là Hội thánh có thể rất bừa bộn, nhưng nếu Hội thánh không quá bừa bộn với Chúa Jêsus, thì cũng không hẳn là quá bừa bộn đối với bạn đâu, phải không!” Hãy hết sức giúp họ thấy đặc tánh hoặc chức vụ của Đấng Christ có tương xứng với những lời dối trá mà họ đã đem lòng tin cậy. Thí dụ: “Tôi biết bạn thất vọng về mọi người, nhưng bạn có nghĩ Đấng Christ, không phải Hội thánh, là Đấng cầu thay trung tín của mình không?”

Kết luận

Hãy lắng nghe câu chuyện của họ, hãy thách thức câu chuyện của họ và kể lại câu chuyện của họ có Chúa Jêsus là trung tâm. Điều này có thể xảy ra trong một cuộc trò chuyện hoặc qua nhiều cuộc đối thoại.

Cuối cùng, hãy tìm kiếm người nào có thể chăn dắt chúng ta khi chúng ta đang chăn dắt người khác trong thời đại ‘của tôi’. Thực hiện công tác chăn bầy là điều rất quan trọng đối với Hội thánh của mình, giảng luận và Phúc Âm là công tác rất dễ đau lòng. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ phục vụ người khác mà không có Chúa Jêsus phục vụ chúng ta.

Chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi ở trong Đấng Christ. Vậy, hãy bắt đầu làm việc để chuẩn bị mình từ bây giờ. Hãy nhờ người khác cầu thay cho mình để chúng ta không bị tuyệt vọng hoặc đối xử tàn nhẫn với bầy chiên. Hãy sắp xếp các buổi gặp mặt với những tín hữu nào trong Hội thánh biết cảm thông sẽ nâng đỡ chúng ta. Trên hết, hãy nhớ rằng trách nhiệm chăn bầy là công việc tối hậu của Đấng chăn chiên lớn. Chúa yêu họ nhiều hơn tôi hoặc bạn có thể yêu họ, chúng ta có thể tin cậy Ngài vào kết quả cuối cùng của đức tin.


Mục vụ Tiên Phong chuyển ngữ và xuất bản tài liệu Cơ Đốc để rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời vì sự vui mừng của người Việt, đặc biệt là qua sự chịu khổ, vì sự vinh hiển của Đức Chúa Jêsus Christ.