Thành Viên và Kỷ Luật

Cần thiết: Kế hoạch và Phương cách cho các thành viên trong Hội thánh

Đề Mục
09.22.2020

Nếu bạn giống như hầu hết các mục sư, điều cuối cùng bạn muốn nghe là từ các thành viên trong nhà thờ, tất cả những gì cần nghe, là biết kế hoạch của ai đó muốn chống lại sự hiệp một trong thân thể Chúa. Bất kể chổ nào họ ngồi, bất cứ lớp nào họ dạy, bất cứ mối quan hệ bạn bè nào họ có, hoặc họ dường như muốn kích động người khác để bất mãn, để phàn nàn, và thậm chí cãi nhau.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng sách Hê-bơ-rơ kêu gọi các tín hữu của hội thánh liên tục lên kế hoạch và khuyên nhủ các tín hữu trong Hội thánh là họ phải biết chính mình cần phải đấu tranh và tìm phương cách nào để Hội thánh được tốt hơn!

Tại nhà thờ của chúng tôi ở Louisville, Kentucky, những người lớn tuổi và tôi thường nhắc nhở hội thánh theo cách giáo huấn của sách Hê-bơ-rơ. Đây là những gì chúng tôi nói với hội thánh.

TRONG NGỮ CẢNH NHỎ

Hầu hết sách Hê-bơ-rơ là một luận thuyết thần học cao quý nói về con người và công việc của Chúa Giê-su Christ. Thông qua chín chương, tác giả của cuốn sách phải dành nhiều thời gian để có một cái nhìn sâu rộng về các của lễ dâng và công việc của các thầy tế lễ trong Cựu Ước và kết luận rằng tất cả đều được ứng nghiệm trong cuộc sống và trong sự chết của Chúa Jêsus. Tuy nhiên, với chương thứ mười, tác giả đã đưa tất cả điều này vào cuộc sống của người đọc. “Trong ánh sáng của tất cả những điều này,” ông nói với họ, “bạn đang sống theo một cách nào đó.”

Giải Nghĩa Một Tí

Trong Hê-bơ-rơ 10:19-25 là trung tâm của sự khích lệ này. Trong những câu này, tác giả kêu gọi độc giả của mình làm ba việc: Thứ nhất, họ phải đến gần Chúa. Vì Chúa Giê-su đã đắc thắng và đem họ đến với ngôi nước của Đức Chúa Trời qua sự chết của Ngài trên thập tự giá, họ phải thờ phượng Đức Chúa Trời không phải vì sợ hãi và run rẩy, nhưng với sự tự tin vững vàng và vui mừng. Thứ hai, ông kêu gọi họ nắm giữ những lời ăn năn của mình, không bị thụ động và tự hủy hoại chính mình nhưng để tin cậy, có đức tin, và, bằng những bằng chứng này, để cứu linh hồn của họ. Với hai lời khích lệ, tác giả kêu gọi các tín hữu hãy biết giữ tấm lòng, tâm trí và linh hồn của mình. Nhưng cũng có một sự khích lệ thứ ba ở đây, trong đó ông kêu gọi họ nhìn ra xung quanh và quan tâm đến các anh chị em của họ trong Đấng Christ — trong Hội thánh.

Tác giả viết trong câu 24 và 25, “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”

Bởi vì tất cả những gì Chúa Giê-su đã làm, và bởi vì tất cả những gì mà Ngài đang làm, các Cơ đốc nhân phải khuyên giục lẫn nhau về lòng yêu thương và việc tốt lành. Nhưng làm thế nào chúng ta làm được điều này? Bằng cách nào các tín hữu có thể thúc đẩy lẫn nhau cho sự tốt lành và thánh khiết? Bản thân văn bản đưa ra hai cách – bằng cách không bỏ qua sự nhóm lại và khuyến khích lẫn nhau.

Với cụm từ đó— “không bỏ qua sự nhóm lại” – có lẽ là lời tuyên bố rõ ràng nhất của Kinh Thánh về bổn phận của Cơ đốc nhân để tham gia vào một Hội thánh địa phương. Nếu chúng ta là một phần của thân thể Chúa Giê-su Christ, thì chúng ta nên, thực sự, chúng ta phải, kết ước và chia sẻ cuộc sống của chúng ta cùng với một thân thể của Chúa tại địa phương cùng những tín hữu. Câu này khó có thể được chỉ rõ hơn nữa. Nhưng lưu ý rằng khi nói không bỏ qua sự nhóm lại không tự đứng riêng rẻ một mình. Nó thực sự là một mệnh đề phụ thuộc vào mệnh đề chính của câu. Lệnh này nhắc đến sự nhóm lại được trình bày như một phương cách để dẫn đến một kết thúc khác. Chúng ta là những Cơ đốc nhân phải nhóm lại với mục đích khuyên giục lẫn nhau để yêu thương và làm những công việc tốt lành.

THAM GIA

Ít nhất, do đó, chúng ta phải nói rằng, đối với mỗi tín hữu, nhóm họp tại nhà thờ không phải là sự tùy chọn. Tác giả của người Hê-bơ-rơ – và do đó chính Đức Thánh Linh — ra lệnh cho các tín hữu có mặt vì những điều đó gắn liền với họ.

Rất thực tế, điều này có nghĩa là chúng ta có thể phải sắp xếp lại lịch trình của mình để dành thời gian cho việc gặp gỡ các thánh đồ. Lịch làm việc có thể phải thay đổi. Những công việc khác làm ở nhà có thể phải được thực hiện vào một thời điểm khác. Những thông cáo khác có thể phải được làm sớm hơn hoặc muộn hơn. Hầu hết các nhà thờ thường nhóm họp không quá hai hoặc ba giờ một tuần, và cho thấy họ vẫn còn khoảng thời gian khác là 145 giờ còn lại để thực hiện những công việc khác. Theo tinh thần của sách Hê-bơ-rơ, việc khuyên giục nhau và giúp đỡ các tín đồ khác phải là ưu tiên một trong danh sách của mỗi Cơ đốc nhân, và điều đó có nghĩa là nhóm họp chính thức tại nhà thờ.

NHƯNG KHÔNG CHỈ THAM DỰ MÀ THÔI

Nhưng tác giả của sách Hê-bơ-rơ đang kêu gọi nhiều hơn là chỉ đến tham dự. Nhiều lần, các tín hữu coi việc nhóm họp của hội thánh là một mục trong danh sách của họ về “những việc phải làm.” Họ tham dự một buổi nhóm, ngồi lặng lẽ và không ai biết ở phía sau trong nhà thờ, lắng nghe một cách nửa vời với bài giảng, và ra về khi bài thánh ca cuối cùng được hát lên mà không nói chuyện với bất cứ ai, và đánh dấu vào cuốn sổ tinh thần của họ trong tuần: “Mình đã đi nhà thờ hôm nay.” Trong Hê-bơ-rơ 10:25 nói là vâng phục. Nhưng đó không phải là tất cả những gì tác giả của Hê-bơ-rơ đã ghi nhận ở đây. Tác giả không đơn giản nói, “Hãy tham dự buổi nhóm.” Thay vào đó, tác giả muốn nói đến tinh thần của người đi nhóm phải biết, yêu thương và khuyến khích các tín đồ khác. Tác giả đặt chúng ta trong bối cảnh khuyên giục nhau để yêu thương và làm những việc tốt lành khác.

Việc nhóm họp của một Hội thánh địa phương liên quan nhiều hơn đối với các cá nhân tụ tập lại chỉ để nghe Lời của Đức Chúa Trời giảng dạy – mặc dù điều đó chắc chắn, và chủ yếu, về sự nhóm lại đó. Đó cũng là về việc chia sẻ cuộc sống với những tín hữu khác, những người đã kết ước để hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau như một tín hữu. Trong các buổi nhóm họp của hội thánh chúng ta cần cầu nguyện cho nhau, khóc với kẻ khóc và vui mừng với kẻ vui mừng, chia sẻ những gánh nặng và nỗi buồn của nhau, nghe Lời Chúa cùng nhau, và làm việc để áp dụng nó vào cuộc sống với nhau. Tóm lại, việc nhóm lại ở nhà thờ là thời điểm quan trọng nhất mà các tín đồ phải khuyên giục lẫn nhau để yêu thương và làm những việc tốt lành.

PHÁT HỌA VÀ KHUYÊN GIỤC NHAU

Lưu ý hai điều nữa trong văn bản này. Đầu tiên, tác giả của sách Hê-bơ-rơ nói “hãy khuyên giục lẫn nhau để yêu thương và làm những việc tốt lành.” Tác giả nói với chúng ta, nói cách khác, để suy nghĩ về nó! Người Tín hữu phải phát họa ra, lên kế hoạch, đưa ra, đặt ra phương cách để có thể khuyên giục các anh chị em của mình để làm nhưng việc tốt lành – có những việc mà một cá nhân không thể làm trừ khi cuộc sống của anh ta gắn bó chặt chẽ với những người khác. Làm thế nào để một phát họa và kế hoạch của một tín hữu có thể giúp những tín hữu khác nếu anh ta không hề biết ai khác trong Hội thánh?

Điều thứ hai, để ý đến động từ “khuấy” mà trong bản dịch KJV và NRSV dịch là “khích động.” Sự hiện diện của một cá nhân trong một thân thể sẽ có tác dụng rõ ràng đối với những người khác, sự khuấy động hoặc khích động: Đó là tình yêu thương và những công việc tốt lành sẽ bắt đầu trong cuộc sống của những người xung quanh!

Tóm lại, thưa các mục sư, chúng ta cần khuyến khích các thành viên trong nhà thờ của mình phải có kế hoạch và khuyên giục người khác — vì những việc tốt lành!

SỰ MINH HỌA

Mùa hè vừa qua, tôi bắt đầu một dự án lớn là lót gạch đá phiến phía ngoài và lối đi trước của nhà tôi. Một bên, dưới một cái cây, tôi để một cái thùng chứa đầy nước lạnh, mà tôi chỉ dùng để rửa sạch những viên gạch bẩn sau khi tôi đã cắt chúng thành đúng kích cỡ. Sau một lúc, tôi nhận ra rằng tất cả đất bùn tôi đang rửa sạch sẽ nằm dưới đáy của cái thùng, để lại nước trong vắt ở phía trên và một lớp bùn dày ở phía dưới. Bây giờ, nếu tôi muốn khuấy bùn đó lên từ ở dưới đáy của cái thùng lạnh và làm cho nó hòa chung với phần nước phía trên, tôi sẽ làm như thế nào? Tôi chỉ cần bước tới và đầu gối của tôi va vào cái thùng nước lạnh đó? Điều đó sẽ không làm được. Nước có thể gợn sóng, nhưng bùn vẫn còn nằm ở phía dưới. Không, nếu tôi thực sự muốn khuấy bùn đó lên, tôi sẽ phải đưa bàn tay tôi vào. Tay tôi phải chạm vào nước, với mục đích là trực tiếp khuấy bùn lên.

Mặc dù không phải là một sự minh họa hoàn hảo, để rỏ ràng hơn, nhà thờ cũng áp dụng giống như thế. Không có nhà thờ thực sự nào của Chúa Giê-su Christ là nơi mà những tín đồ chỉ đơn giản đến với nhau mỗi tuần một lần, va vào nhau, rồi sau đó tiếp tục công việc kinh doanh thường ngày của mình. Thật là một điều xấu hổ khi các tín hữu, chưa kể đến những người không phải tín hữu, nghĩ rằng hội thánh là nơi để đến nhóm họp một chút như vậy thôi! Tôi có thể nghĩ về một vài điều khác nữa sẽ khiến một hội thánh trở nên bất lực hơn hoặc ít nỗ lực hơn.

Sự khích lệ “đừng bỏ qua sự nhóm lại” không phải là vì không có sự sống và nhàm chán. Ở đây không kêu gọi các tín hữu đến một cách thụ động trong những băng ghế. Ngược lại, đây là sự kêu gọi tín hữu đến với nhau đầy nhiệt huyết. Nó kêu gọi tín hữu hãy sống với các tín hữu khác – yêu thương họ, khuyến khích họ, khuyên giục họ để làm những việc tốt, và, có lẽ quan trọng nhất, cho họ thấy được ngày mà Chúa của họ sẽ trở lại. “Đi nhà thờ” sẽ không giải quyết được gì. Phải bằng “một phần của hội thánh”, chúng ta mới có thể hoàn thành điều mà Đấng Christ dành cho chúng ta là dân sự của Ngài.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: