Thành Viên và Kỷ Luật

Mời người Tham Dự Trở Thành Tín Hữu Chính Thức

Đề Mục
05.18.2021

Một thách thức thực tế mà chúng tôi là mục sư phải đối mặt là làm thế nào để khuyến khích một người tham dự trở thành tín hữu chính thức của hội thánh một cách tích cực. Làm thế nào mà chúng ta có thể giúp các cá nhân hiểu được sự cần thiết và niềm vui khi thuộc về một phần của các tín hữu địa phương?

SÁU GỢI Ý KHI MỜI NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ TRỞ THÀNH TÍN HỮU CHÍNH THỨC

Dưới đây là sáu gợi ý. Bốn mục tiêu đầu tiên trong việc tạo ra một môi trường mà tín hữu chính thức được đánh giá cao và hiểu rõ. Hai điều cuối cùng liên quan đến việc chăm sóc cho những cá nhân cụ thể để những người tham dự có thể trở thành những tín hữu chính thức và hang hái.

  1. Tìm hiểu các tín hữu hiện tại.

Trước khi chúng ta có thể di chuyển một cách hiệu quả những người từng là những người tham dự hội thánh đến khi họ trở thành tín hữu trong hội thánh, chúng ta phải biết các tín hữu hiện tại của chúng ta. Nếu không, ý tưởng “tín hữu” vẫn còn vô định hình ngay cả khi mục sư quảng bá nó.

Hãy tưởng tượng khi mời một người ăn tối với bạn và gia đình bạn vào chiều thứ bảy. Người khách đến, họ mong đợi được gặp vợ và con cái của bạn, nhưng sau đó bạn dẫn họ xem toàn bộ căn nhà vừa hỏi tên của tất cả mọi người cho dù họ là khách mời và cho dù họ có sống ở đó. Việc không “giới thiệu” gia đình của bạn đã làm hoàn toàn sai lệch để trở thành gia đình.

Tương tự như vậy, khi chúng ta nói về một Hội thánh địa phương, chúng ta nên có trong tâm trí chúng ta rất cụ thể bao gồm những ai – thực sự, được biết đến, và những người thân yêu. Chúng ta mời một người tham dự trở thành một phần của gia đình sống động, một gia đình đang thở. Lời mời của chúng ta luôn thể hiện trên những khuôn mặt, các tên gọi. Nếu chúng ta biết những khuôn mặt thân quen, tên gọi cũng như đời sống của họ, thì chúng ta sẽ có thể giới thiệu người tham dự một cách tốt hơn về gia đình này.

  1. Đánh giá cao sự hiện diện của các tín hữu hiện tại.

Thành thật mà nói, tôi đã thành công trong việc này khi tôi trở thành mục sư quản nhiệm tại First Baptist Church tại thành phố Grand Cayman. Tôi tràn đầy nhiệt huyết và sẵn sàng đặt vai mình vào cái cày. Tôi luôn luôn yêu mến mọi người và sẳn lòng phục vụ họ, nhưng tôi đã không nhận ra một điều gì đó: những người thuộc Hội thánh First Baptist này đã ở đây rất lâu trước khi tôi đến. Họ đã phục vụ Chúa bằng vô số cách. Và họ không chỉ cần tình yêu mà tôi muốn dành cho họ. Họ cần những người phải biết từ từ để xem thấy những công việc của họ đang làm; họ cần ai đó thấy được giá trị to lớn mà họ đã làm bởi ân điển của Đức Chúa Trời đã làm việc trong họ.

Thay vào đó, hội thánh thường xuyên nghe tôi đưa ra các gợi ý cho những cải tiến và ý tưởng cho những điều mới hơn.  Điều đó biểu lộ sự không hài lòng và thiếu sự biết ơn. Tôi đã làm tổn thương một số người và làm thất vọng những người khác. Một số người vẫn mở rộng tám lòng yêu thương của họ đối với tôi, tin rằng tôi có ý tốt. Và tôi thật sự là vậy. Nhưng cách tốt hơn để thể hiện những ý định tốt đẹp đó là bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích đối với mọi thứ mà tôi đã thấy.

Tôi ước gì tôi đã thực hiện trong hai đến bốn năm đầu tiên trong chức vụ của mình để chỉ đặc biệt, bày tỏ sự chân thành, và luôn luôn khuyến khích, cảm tạ, và đánh giá cao những công việc mà nhiều người đã phục vụ một cách tuyệt vời trong Hội thánh. Chúng tôi có các giáo viên Trường Chúa Nhật đã phục vụ trong hai mươi năm liên tiếp; những cá nhân đã chăm sóc thầm lặng cho những bà mẹ độc thân nghèo; các nhà lãnh đạo đã vượt qua những cơn bão khó khăn qua nhiều năm lãnh đạo; những người sống sót qua căn bệnh ung thư và đã chiến đấu với bệnh tật bằng đức tin và thực sự; đời sống vợ chồng, những người đã trung thành với vợ chồng không tin và đôi khi không tốt; các tín hữu đã vui vẻ và hy sinh; và nhiều người khác đã theo đuổi cuộc sống giống như Đấng Christ.

Nếu tôi cẩn thận tìm hiểu về hội thánh và quan sát đời sống đức tin của họ một cách cụ thể, tôi sẽ có những bức tranh minh họa về các bài giảng, những cơ hội để viết những ghi chú nhằm khuyến khích, và cơ hội để ca ngợi công việc của Đức Chúa Trời. Và tôi đã sử dụng những hình minh họa đó, viết những ghi chú đó, và đưa ra lời khen ngợi công khai và cá nhân, tôi sẽ đặt ra một giai điệu khích lệ, ơn của Chúa và sự tạ ơn. Điều này sẽ, cả hai, xây dựng tinh thần của các tín hữu hiện tại và cho thấy việc trở thành tín hữu của Hội thánh thực sư hấp dẫn đối với người tham dự. Mọi người ai cũng muốn thuộc về một nhóm nào đó cũng như muôn được khuyến khích và nâng đỡ. Các Hội thánh và các mục sư nên làm tốt nhất việc này.

  1. Vẽ lên một đời sống Cơ-Đốc-Nhân sống mạnh theo cái nhìn từ Thánh kinh.

Một điều chúng ta có thể giả định về Cơ đốc nhân thường xuyên tham dự với Hội thánh nhưng không tham gia trở với Hội thánh cho thấy đời sống Cơ-đốc nhân của họ phải có một khiếm khuyết ở đâu đó.

Chúng ta có thể giả định điều này? Chúng ta có thể bởi vì Kinh Thánh nói rằng hội thánh địa phương là kế hoạch của Đức Chúa Trời cho sự trở thành môn đệ và sự trưởng thành tâm linh của chúng ta (Ê-phê-sô 4: 11-16; xem Ma-thi-ơ 28: 18-20). Về sinh hoạt xã hội, chúng ta cần một cộng đồng. Đức Chúa Trời ban cho điều này trong Hội thánh địa phương, nơi chúng ta vui mừng với những người vui mừng, thương tiếc với những người than khóc, và bày tỏ mối quan tâm bình đẳng cho nhau (1 Cô-rinh-tô 12: 12-27).

Vì những lý do đó mà cần phải tìm hiểu, người tham dự với Hội thánh có thể không hoàn toàn chấp nhận trọng tâm của Hội thánh về đời sống Cơ đốc giáo. Nhiệm vụ của chúng ta là mục sư là giảng và dạy theo cách truyền đạt quan điểm của Kinh Thánh nói về Hội Thánh địa phương, làm cho Hội thánh địa phương trở nên đẹp đẽ và là điều mong muốn đối với con dân Chúa.

Chúng ta cần giúp người tham dự với Hội thánh — và các tín hữu hiện tại —  để họ hiểu được những việc “ở trong” Hội thánh nghĩa là gì và tại sao “bên ngoài” mới là không lành mạnh. Nếu không, chúng ta để cho họ với tự với với các ý tưởng không đầy đủ về Hội thánh. Thậm chí tệ hơn, chúng ta có thể để họ nghĩ rằng “lợi ích” duy nhất của tín hữu chỉ là kỷ luật và những khó khăn.

Chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách rao giảng một loạt chủ đề về Hội thánh hoặc đời sống tâm linh. Hoặc, chúng ta có thể từ từ học đến các sách như Ê-phê-sô hoặc 1 Ti-mô-thê, trong đó Kinh Thánh vẽ những bức tranh hấp dẫn về đời sống trong Hội thánh. Hoặc, trong quá trình giới thiệu những cuốn sách khác của Kinh Thánh, chúng ta có thể đưa vào các áp dụng để trở thành tín hữu ở bất cứ nơi nào để các tín hữu và những người tham dự Hội thánh thấy được giá trị khi thuộc về một cộng đồng qua Kinh Thánh. Trong tất cả điều này, chúng ta cần chỉ cho thấy một cái nhìn cao hơn và hấp dẫn hơn của một nhà thờ địa phương trong tất cả vinh quang và sự hỗn độn của nó.

  1. Tăng cường các mối liên hệ của nhà thờ.

Một hệ quả của việc dạy cho mọi người “trong” và “ngoài” của tín hữu nhằm tăng cường những liên hệ giữa nhà thờ và thế giới bên ngoài bằng cách hạn chế các hoạt động nhất định chỉ dành cho các tín hữu.

Xuyên suốt Kinh thánh, giao ước của Đức Chúa Trời dành cho dân của Chúa cũng tách họ khỏi thế gian. Và Ngài cũng mang lại cho họ những hoạt động nhất định như lễ cắt bì hoặc Lễ Vượt Qua, cùng với những mục đích khác của họ, biệt riêng họ với thế giới bên ngoài. Các liên hệ giữa Israel và thế giới bên ngoài đã được phân ra rỏ rệt, và những gì thuộc về dân tuyển chọn luôn xác định một hình ảnh rỏ ràng và ý nghĩa. Thật là một điều kinh khủng khi bị “tách rời khỏi sự thịnh vượng chung của Israel và trở thành những người xa lạ đối với giao ước của lời hứa, không có hy vọng và không có Đức Chúa Trời ở thế gian” (Ê-phê-sô 2:12).

Ngay cả các tổ chức và doanh nghiệp thế tục đời này đều có các quy tắc cho ai là “trong” và ai “ra ngoài”. Vào dịp Giáng sinh, một trong những vị trưởng lão của tôi đã tham dự một bữa tiệc Giáng sinh tại một nhà hàng và quán rượu địa phương. Ông để ý thấy một tấm bảng ghi những khách hàng quen có đồ uống. Thỉnh thoảng, một trong những khách hàng quen sẽ chuyền một cốc ra ngoài cửa sổ nhà hàng cho một người khác đang đứng bên ngoài. Sau đó, ông phát hiện ra rằng người đàn ông bên ngoài không được phép vào nhà hàng này vì hành vi phi đạo đức của ông ấy trong quá khứ. Đồng nghiệp của tôi cười lớn tiếng, nhận ra rằng ngay cả những người trần gian cũng có những tiêu chuẩn để được vào và dành một số lợi ích nhất định cho những người bên trong.

Trong cùng một cách đó, để những người tham dự cảm nhận được tầm quan trọng của tư cách là tín hữu, và đối với những người bên ngoài đức tin hoàn toàn thấy rằng họ bị “tách rời khỏi Chúa Giê-su”, các liên hệ giữa nhà thờ và thế giới bên ngoài cần phải được củng cố. Để kết thúc việc này, mục sư và các tin hữu nên xác định các hoạt động cũng như cơ hội bị hạn chế cho các tín hữu. Những người không phải là tín hữu có thể dạy trường Chúa Nhật không? Họ có thể tham gia dàn hợp xướng không? Họ có thể tham gia các nhóm nhỏ hoặc đi du lịch với các giáo sĩ không? Bạn sẽ mời các tín hữu không phải là tín hữu của Hội thánh địa phương bạn để họ cũng dự tiệc thánh chung?

Quyết định những đặc quyền và trách nhiệm thuộc về các tín hữu trong Hội thánh sẽ giúp cho thấy giá trị tại sao là thuộc viên ở “trong” Hội thánh và những gì sẽ mất khi ở “bên ngoài” Hội thánh.

  1. Làm công việc cá nhân là giải quyết các xung đột và khuyến khích mọi người tham gia.

Sau khi làm việc trong một vài năm để tạo ra một môi trường mà trong đó tín hữu nhìn thấy được giá trị và ý nghĩa của nó, chúng ta có thể làm nhiều công việc mang tính cách cá nhân nhưng hiệu quả nhiều hơn cho những người tham dự Hội thánh của chúng ta. Trong thực tế, chúng ta hy vọng rằng, khi đã nhận thức và đánh giá cao nững giá trị của một Hội thánh địa phương, thì các hội thánh địa phương đó sẽ là chổ sẽ làm hầu hết các công việc cá nhân đó.

Công việc cá nhân này bao gồm ít nhất hai điều:

  1. Phát triển phương pháp để có thể xác định và nhận biết người mới tham dự.
  2. Đáp ứng những yêu cầu của người tham gia để họ có thể trở thành tín hữu.

Khi tôi còn làm việc tại một nơi để vận động về chính sách, tôi xử dụng một dụng cụ rất đơn giản gọi là “một biểu đồ di chuyển” là một bảng tính bằng excel liệt kê các nhà hoạch định chính sách quan trọng trong một cột ở bên trái và vị trí hiện tại của họ về một vấn đề chính sách trên đầu trang. Trong một hình thức đơn giản, chúng tôi đánh dấu vào vị trí của họ từ “đối lập mạnh” thành “trung lập” thành “hỗ trợ mạnh mẽ”. Khi chúng tôi làm việc với các nhà hoạch định chính sách, chúng tôi lưu ý diễn biến của họ trong thời gian tiếp tục.

Cho dù mục sư tạo ra một biểu đồ di chuyển trên giấy hay trong đầu của họ, họ cần một cách để xác định xem người tham dự có “phản đối mạnh mẽ”, “không bao giờ nghĩ đến nó” hoặc “dự định tham gia vào tuần tới.” Hy vọng rằng việc rao giảng Lời Chúa và Hội thánh sẽ làm công việc cá nhân này trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong số những người tham dự đã có động lực để gia nhập. Nếu như trong số những người tham dự có câu hỏi và do dự, cần phải chăm sóc họ nhiều hơn.

Đây là nơi mà mệnh lệnh được “bày tỏ lòng hiếu khách” (Rô-ma 12:13; 1 Phi-e-rơ 4: 9) gặt hái những cổ tức trong việc giúp đỡ mọi người. Những ngôi nhà mở cửa có xu hướng cho thấy họ có trái tim rộng mở – hoặc ít nhất là nói ra! Chúng ta có thể chuyển từ các cuộc trò chuyện sau các buổi nhóm của của nhà thờ sang các cuộc thảo luận có chủ ý hơn trong các bữa ăn. Nếu chúng ta kiên nhẫn và chu đáo trong những cuộc trò chuyện đó, chúng ta có thể chăn dắt họ và chăm sóc qua những nỗi đau, thất vọng, thắc mắc và lo ngại về sự cam kết để trở thành một tín hữu. Mục đích không phải là “thắng” họ trong việc tranh cải, nhưng thực tế là yêu thương họ bằng lời nói và hành động cho đến khi Chúa ban cho ánh sáng và tình yêu đến với họ.

  1. Khuyến khích người tham dự có thể tìm đến một Hội thánh địa phương khác nếu không phải là Hội thánh của bạn.

Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng Chúa có những mục sư và hội thánh trung thành khác. Chúng ta nên vui mừng trong thực tế đó. Chúng ta không cạnh tranh với những hội thánh này, nhưng là những người cộng tác với họ trong phúc âm.

Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp phải một người có sự phản đối khi gia nhập hội thánh của chúng ta và điều đó không thể làm gì thêm được. Có lẽ họ không đồng ý với chúng ta về một số giáo lý hoặc việc nào đó. Hoặc có thể họ sống gần với một hội thánh khác trung tín hơn và có thể tham gia tích cực hơn ở đó. Trong những trường hợp đó, việc giúp những người như vậy trở thành tín hữu có thể nên giúp họ gia nhập vào một hội thánh địa phương khác ngoài nhà thờ của chúng ta thì tốt hơn.

Điều này có thể làm chấn động đối với một số người — đặc biệt là những người đã lớn lên và có sự gắn bó với Hội thánh nhưng chưa bao giờ gia nhập. Những tình huống như thế đòi hỏi sự kiên nhẫn và đồng cảm trong mục vụ. Nhưng chúng ta làm điều này vì lợi ích của người tham dự, bởi vì những gì chúng ta biết đến Thiên Chúa đó là Chúa cũng đòi hỏi anh ta hoặc cô ấy – trở thành tín hữu tích cực – điều đó sẽ tốt hơn. Chúng ta đang cố gắng quảng bá phúc âm, chứ không phải là nhà thờ của chúng ta. Chúng ta đang cố gắng phát triển tin hữu, chứ không phải là thành viên của chúng ta. Đôi khi điều đó có nghĩa là nên giúp mọi người gia nhập vào nơi khác trong khi chúng ta tiếp tục chăn chiên của Chúa đã đặt dưới sự chăm sóc của chúng ta (1 Pet. 5: 1-4).

PHẦN KẾT LUẬN

Việc các mục sư cảm thấy bất tiện bởi những tín hữu tham dự nhưng dường như không bao giờ muốn gia nhập. Chúng ta có thể thất vọng khi những thứ dường như cơ bản đối với chúng ta bị bỏ quên bởi những người khác. Chúng ta phải bảo vệ trái tim mình chống lại sự thiếu kiên nhẫn và tự tin. Trong khi chúng ta dành phần lớn thời gian của mình cho các tín hữu vì chúng ta chịu trách nhiệm cho họ một cách lớn hơn, những người tham dự tại Hội thánh của chúng ta cũng cần đến chức vụ của chúng ta. Do đó, hướng dẫn họ từ một người tham dự trở thành một tín hữu là một cơ hội để yêu thương. Trong một ý nghĩa thực tế, đó chính là chức vụ.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: