Rao Giảng và Thần Học

Những Người Giảng Mạo Danh (bổ sung)

Đề Mục
05.17.2021

Mark Dever mô tả chính xác việc giảng giải kinh như là “giảng để đưa đến điểm chính của bài giảng là trọng tâm của một đoạn Kinh thánh nào đó.”

Tuy nhiên, tôi đã nghe (và đã giảng!) Bài giảng có ý định được xem là bài giải nghĩa, nhưng lại phần nào trở nên ngắn ngủi. Dưới đây là một tá những cạm bẫy: Năm điều không nên làm cho sứ điệp của phân đoạn—sứ điệp của bài giảng và đó gọi là ngược đải văn bản, năm điều không kết nối được bài học với hội chúng, và hai điều thất bại nữa là không thể nhận ra rằng giảng là công việc của Đức Chúa Trời.

Không có những phê bình nào trong số này là đối với tôi cả. tôi học được nhiều điều nầy tại nhà thờ Eden Baptist ở Cambridge vào giữa những năm 90. Kể từ khi viết một bài báo tương tự cách đây vài năm, tôi đã đưa vào một số đề xuất mà mọi người đưa ra để bổ sung thêm. Tôi chắc rằng bạn có thể nghĩ đến người khác.

Người giảng mạo danh khi không thấy được bản văn

1) Khi “Không tìm được một bài giảng”: bởi không hiểu đúng bản văn.

Ở đây người giảng nói những điều có thể đúng, nhưng không có ý nghĩa gì cả khi so sánh từ việc giải thích chính xác đoạn văn. Người giảng bất cẩn không màng tới nội dung của bản văn (ví dụ như bài giảng về “kết qua, thúc giục, và cảm hứng” từ NIV của 1 Thessalonians 1: 3, mặc dù mỗi từ không có song song trong tiếng Hy lạp) hoặc với ngữ cảnh (vd: bài giảng về David và Goliath, hỏi ‘Goliath của bạn là ai, và năm viên đá mịn mà bạn cần phải chuẩn bị để sử dụng chống lại ông ta là gì?’).

Nếu một người giảng không khai thác sâu lẻ thật về Lời của Đức Chúa Trời để xác định sứ điệp của bài giảng, thì họ có thể bị thúc đẩy bởi những ý tưởng của chính mình không phải của Đức Chúa Trời.

2) Khi “lòng vòng với bài giảng”: thì điểm chính của sứ điệp đã bị bỏ xót.

Bài giảng có sự liên hệ chặt chẽ là bài giảng mà người giảng bị hấp dẫn bởi cái gì đó chỉ là hàm ý thứ hai của văn bản, nhưng không phải là điểm chính. Hãy tưởng tượng một bài giảng về đám cưới tại Cana trong Giăng 2 tập trung chủ yếu vào tính hợp pháp của các tín hữu để có thể được uống rượu hay không và không nói gì về hình ảnh của giao ước mới của Đấng Christ qua phép lạ của Chúa Giêsu thay nước thành rượu.

Một trong những lợi thế lớn của việc giảng giải kinh liên tục đó là người giảng buộc phải giảng theo các chủ đề mà người giảng thà tránh còn hơn, và chỉ muốn đưa ra các chủ đề thích hợp cho riêng mình dẫn đến xu hướng đi quá xa.  Một bài giảng của mục sư “không căn cứ” hoặc “chỉ là bàn đạp” có thể vô tình làm mất đi cả hai lợi thế này, và thay vào đó chương trình của Đức Chúa Trời phải im lặng hoặc đặt ngoài rìa.

3) Khi “Bài giảng chỉ là giáo nghi”: Sự Phong Phú của bản Văn bị bỏ sót

Đức Chúa Trời đã đối thoại với chúng ta “theo nhiều cách” (Hê-bơ-rơ 1: 1). Có quá nhiều bài giảng bỏ qua thể loại văn học của một đoạn văn, và lối giảng thể loại tường thuật, thơ ca, thư tín, và sách Khải Huyền tất cả giống như một loạt các mệnh đề. Trong khi tất cả các bài giảng phải chuyển tải được các chân lý, thì những điều đó lại không hề được đề cập đến. Ngữ cảnh văn chương của các đoạn văn có nghĩa là một bài giảng từ sách Nhã Ca phải khác với một bài giảng trong sách Ê-phê-sô 5. Đoạn văn có thể có cùng một điểm chính, nhưng nó được truyền đạt theo một cách khác. Sự đa dạng của Kinh thánh không nên xem nhẹ trong việc rao giảng, nhưng phải được trân trọng và truyền đạt theo cách mà thể loại văn chương đó đã hình thành. Lối tường thuật sẽ giúp chúng ta cảm thông, thơ ca sẽ giúp nâng cao phản ứng cảm xúc của chúng ta, và khải huyền và lời tiên tri sẽ khiến chúng ta trở nên thích thú.

4) Khi “bài giảng cho có lệ”: Bản văn của Kinh Thánh ít được nói tới.

Ngược lại với bài giảng giải kinh, loại bài giảng này cho thấy không có tác dụng “ích lợi” nào cả. Mặc dù Chúa đã đặt chương trình qua Lời của Ngài, chỉ có người giảng mới nhận thức đầy đủ về thực tế đó. Hội thánh cuối cùng cũng có thể nói, “thật là một bài giảng tuyệt vời” thay vì “quả là một đoạn Kinh Thánh tuyệt vời.”

Chúng ta hãy tiếp tục động viên hội thánh của chúng ta để nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời không chỉ của chúng ta, bằng cách thường xuyên đưa họ trở lại với bản văn: “hãy tra xem Đức Chúa trời đã nói gì trong câu số 5” hơn là “lắng nghe cẩn thận những gì tôi đang nói bây giờ.”

5) Khi “bài giảng không nói về Đấng Christ”: Bài giảng ngưng không nói về Đấng Cứu Rỗi.

Chúa Giê-su đã chỉ cho người Pha-ri-si biết rằng: “Các ngươi tra Kinh Thánh siêng năng bởi vì các ngươi tưởng rằng trong đó có sự sống đời đời. Ấy là những Lời Kinh thánh làm chứng về ta vậy, nhưng các ngươi từ chối đến với ta để có sự sống” (Giăng 5: 39-40). Thật là đáng buồn đến nỗi ngay cả chúng ta đã đến với Chúa Jêsus để có sự sống và cũng đã hướng dẫn cả hội thánh để nghiên cứu một đoạn Kinh Thánh nhưng lại không chỉ cho họ biết xem Kinh Thánh nói gì về Đấng Christ, và rồi biến những bản văn Cựu Ước thành các bài giảng về đạo đức và thậm chí không giảng về Đấng Christ. Ngay cả các bài giảng về Phúc âm cũng không nói về Chúa. Hãy tưởng tượng một bài giảng nói về sự đau đớn trong câu chuyện tại vườn Gethsemane chuyên về các bài học làm cách nào giúp chúng ta có thể xử lý căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta.

Nếu Lời của Đức Chúa Trời giống như một bánh xe rộng lớn, thì trọng tâm của nó chính là Đấng Christ giống như cái trục chính là phúc âm. Chúng ta đã không trung thành khi rao giảng các phần trong Kinh Thánh cho đến khi chúng ta tìm đến phần trọng tâm, và truyền đạt những gì đoạn văn đó nói về Đấng Christ và nó liên quan đến phúc âm như thế nào.

Những Người Mạo Danh là Những Người Không Nhận Biết Hội Thánh

6) Khi “Phân Tích Bài Giảng”: thì Bản văn đó vẫn chưa áp dụng.

Nếu “bài giảng vô căn cứ” hoàn toàn không đế cập đến bản văn, thì “bài giảng giải nghĩa” đó hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu cho hội thánh. Một số người cho rằng giải kinh bị chống đối bởi nhàm chán và không liên quan… và đúng như vậy! Người ta cũng có thể đọc được từ một bài giải nghĩa. Tất cả những gì được nói là đúng với đoạn văn, nhưng nó không thực sự là một bài giảng; nó chỉ đơn thuần là một bài thuyết trình. Nhiều điều có thể được học về cách Phao-lô sử dụng thì sở hữu cách ở thể tuyệt đối, nói về đặc tính của Đức Chúa Trời hay bản chất tự nhiên của trái tim con người. Một bài giảng giải kinh thật sự trước tiên chắc chắn phải đi vào tâm trí con người, cũng làm ấm trái tim họ và hạn chế về lý trí.

Một chế độ ăn uống thông thường của bài giảng giải kinh sẽ khiến mọi người cảm thấy rằng việc giảng theo chủ đề thì mới thích hợp, và điều đó sẽ trở thành mô hình cho việc đọc Kinh Thánh riêng tư mà chúng ta có thể đọc Lời của Đức Chúa Trời một cách thường xuyên và không bị thách thức và không thay đổi.

7) Khi “bài giảng không có sự liên hệ”: Bản văn được áp dụng cho một hôi chúng khác.

Khi giảng quá nhiều nó sẽ thúc đẩy niềm tự hào trong hội thánh giống như đang ném những viên gạch qua bức tường về phía những nhà kính của những người khác. Hoặc là ý của đoạn văn chỉ được áp dụng cho những người không phải tín đồ, cho rằng Lời Chúa không có gì để nói với Hội thánh, hoặc nó chỉ được áp dụng cho những nan đề hiếm thấy trong hội chúng.

Do đó, hội thánh trở nên căng phồng lên, và giống như người Pha-ri-si trong những ví dụ của Chúa Jêsus nói họ tự hào vì không giống như những người khác. Câu trả lời không phải là sự ăn năn và đức tin, nhưng, “Nếu chỉ có bà Brown nghe bài giảng này!” Hoặc “Hội thánh Giám Lý địa phương là nơi cần nghe bài giảng này mà thôi!”

Việc rao giảng như vậy sẽ đưa hội thánh đến chổ tự cho mình là công bình, không phải là đời sống tin kính.

8) Khi “bài giảng cho cá nhân”: Bản văn chỉ áp dụng riêng cho người giảng

Thật dễ dàng cho người giảng nghĩ về một đoạn văn chỉ áp dụng cho chính mình, và sau đó giảng ra cho hội thánh nếu như cả hội thánh hoàn toàn ở trong cùng một tình huống tương tự như hoàn cảnh của người giảng. Đối với tôi, chắc chắn là dễ dàng nhất để xem một đoạn Kinh Thánh áp dụng như thế nào với một người đàn ông da trắng người Anh là một mục sư vào khoảng bốn mươi tuổi với một người vợ và sáu đứa trẻ của một hội thánh nhỏ ở miền tây London. Điều đó có thể là tuyệt vời cho thời gian tĩnh nguyện của tôi, nhưng không áp dụng được cho nhà thờ của tôi, vì không ai khác có hoàn cảnh trùng hợp như tôi.

Phần áp dụng của văn bản đối với thiếu niên và người mẹ đơn thân là gì? Người phụ nữ ở độ tuổi bốn mươi, những người muốn kết hôn và người nhập cư? Người thất nghiệp và người vô thần hay người Hồi giáo đến thăm? Toàn bộ hội thánh và tài xế xe buýt hoặc nhân viên văn phòng hay học sinh hoặc người mẹ ở trong nhà?

Bài giảng cá nhân có thể làm cho hội thánh nghĩ rằng Kinh Thánh chỉ liên quan đến Cơ đốc nhân “chuyên nghiệp”, và chỉ có ích lợi duy nhất cho cuộc sống của họ là dành cho người làm việc trọn thời gian cho một nhà thờ hay một tổ chức Cơ đốc khác. Nó có thể khiến cho hội thánh tôn thờ mục sư của họ và sống cuộc sống cơ đốc một cách gián tiếp thông qua mục sư của họ mà thôi. Hội thánh bị cướp mất đi cái nhìn làm thế nào để áp dụng Lời Chúa vào trong mọi khía cạnh của cuộc sống riêng của mọi người, và làm thế nào để truyền đạt nó cho những người có cuộc sống hoàn toàn khác với họ.

9) Khi “bài giảng đạo mạo”: Bản văn áp dụng cho tất cả mọi người trừ người giảng

Lỗi ngược lại với “bài giảng cá nhân” là bài giảng mà người giảng được xem như là người dạy Lời Chúa, nhưng không sống gương mẫu theo ý nghĩa của Lời Chúa.

Có nhiều khi người giảng cần phải nói “bạn” chứ không phải “chúng tôi”. Nhưng một mục sư luôn nói “bạn” và không bao giờ dùng “chúng tôi” sẽ không là một gương mẫu bởi mình cũng có một người chăn, và là một trong những con chiên đầu tiên và thiết yếu nhất trong việc lắng nghe tiếng nói của người chăn chiên vĩ đại của mình, là người phải nhận biết và theo người chăn đó, tin cậy Ngài là Đấng ban cho cuộc sống đời đời và bảo đảm.

Một người giảng mà rao giảng như thế này có thể tạo ra lỗi trái ngược với hội thánh là những người sống gián tiếp thông qua mục sư của họ: người giảng cũng sẽ sống gián tiếp thông qua hội thánh này. Người giảng sẽ cho rằng tín hữu là tài sản của chức vụ của mình, và cuối cùng không ai trở nên môn đệ theo Lời của Đức Chúa Trời chút nào, nhưng chỉ là một người đặt những người khác theo Lời Chúa nhưng chính người giảng lại không làm theo.

10) Khi “bài giảng không nhằm vào đâu cả”: Điểm chính trong sứ điệp đã không đáp ứng được thực trạng của hội thánh

Đôi khi khoảng cách giữa việc giải kinh và đoạn văn gốc với hội thánh hiện tại có thể bị hiểu lầm, do đó, việc áp dụng cho bối cảnh ban đầu là sai trái khi đem vào bối cảnh hiện tại một cách trực tiếp. Vì vậy, nếu người giảng không có nền thần học vững vàng về sự thờ phượng trong Kinh Thánh, thì những đoạn văn về đền thờ trong thời Cựu Ước có thể bị áp dụng sai cho việc xây dựng Hội thánh trong thời Tân Ước, bởi cần được ứng nghiệm trong Đấng Christ và dân sự của Ngài. Những người rao giảng Phúc âm thịnh vượng có thể tuyên bố những lời hứa của các phước hạnh bằng vật chất đã được ban cho theo giao ước cũ của I-sơ-ra-ên và áp dụng chúng một cách lộ liễu cho mọi người trong giao ước mới của Đức Chúa Trời.

Những người giảng mạo danh sẽ không thấy được Chúa

Các lớp tuyên đạo pháp thường đề cập đến hai khía cạnh trong việc giảng: bản văn và hội chúng. Nhưng người giảng phải nhận ra rằng đằng sau cả hai khía cạnh đó là Chúa đấng truyền cảm hứng (hà hơi) cho bản văn và cho người đang hầu việc Chúa trong hội thánh.

11) Khi “bài giảng mất nhiệt huyết”: Điểm chính của bản văn đã được đề cập, nhưng không phải là giảng

Có thể có một người giảng hoàn toàn hiểu được đoạn văn, và nói về ý nghĩa và áp dụng nó vào hội thánh thậm chí rất sâu sắc. Tuy nhiên, người giảng đã giảng bài giảng như thể đang đọc danh bạ điện thoại. Không có sự xúc cảm khi người giảng rao truyền Lời Chúa, bởi chính Đức Chúa Trời đang giao tiếp với dân sự của Ngài. Khi người giảng không nhận ra rằng đó chính Thượng đế, qua Lời của Ngài, đang dẫn chứng, khuyến khích, khiển trách, huấn luyện, khích lệ, khuôn đúc và tinh luyện dân sự của Ngài thông qua ảnh hưởng của Thánh Linh trong Lời đó, cho nên sẽ thường không thấy có sự đam mê, không có sự tôn kính, không có sự trang trọng, không có niềm vui hiển nhiên, không có cảm giác đau buồn – mà chỉ là lời nói suông.

12) Khi “bài giảng thiếu năng quyền”: Điểm chính của bản văn đã được trình bày nhưng thiếu sự cầu nguyện

Đã có rất nhiều thời gian để nghiên cứu đoạn văn và viết ra bài giảng, nhưng lại ít thời gian cho lời cầu nguyện để hiểu đúng, hoặc cho phần áp dụng thích hợp.

Người giảng làm việc chăm chỉ nhưng ít cầu nguyện đã đặt lòng tin vào chính mình hơn là vào Chúa. Điều đó có lẽ là một trong những cám dỗ lớn nhất thường xảy ra đối với người giảng giải kinh, vì khi đặt trọng tâm cho hội chúng sẽ có thể dễ rơi vào chổ giải nghĩa sai hoặc áp dụng không đầy đủ. Nhưng sự khác biệt khi người giảng cũng là người cầu nguyện sẽ tác động đến bài giảng và sẽ rõ ràng với Chúa vào ngày mà mọi việc sẽ được lộ ra. Sự hiểu biết về Chúa và sự sống đời đời cuối cùng phải là quan trọng hơn đối với người giảng đạo; trên thực tế, người giảng chỉ quan tâm đến kiến thức của bản văn và hội chúng bởi vì sự hiểu biết về Chúa và sự sống đời đời chưa thể thấy được, nhưng tầm quan trọng của nó lại vô hạn.

Kết Luận

Giảng giải kinh rất quan trọng đối với sự lớn mạnh của một hội thánh bởi vì nó cho phép hội của Đức Chúa Trời dẫn dắt toàn thể Hội Thánh của Ngài. Cầu xin Chúa trang bị cho những người giảng đạo Lời của Ngài nhận biết rằng tiếng Chúa cần được nghe và làm theo.

 

Ghi chú của biên tập viên: Bài viết này là một phiên bản được sửa đổi và mở rộng từ một bài viết của Mike đã viết cách đây vài năm.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: