Rao Giảng và Thần Học

Một Bài Giảng Tin Lành Làm Trọng Tâm Là Bài Giảng Chiếu Sáng Tin Lành

Đề Mục
09.22.2020

NHỮNG CHỐI BỎ VỀ VIỆC GIẢNG TIN LÀNH LÀM TRỌNG TÂM

Bản liệt kê ngắn những sự chối bỏ có thể giúp làm rõ nét ranh giới hiểu biết của chúng ta:

Có một cách để rao giảng Kinh Thánh – thậm chí từng câu từng câu, ngay cả những phần về Chúa Jêsus – thật là đáng trách. Các thầy tế lễ và người Lê-vi là những bậc thầy của Kinh thánh, nhưng Chúa Jêsus đã quở trách họ vì đã bỏ lời chứng về Đấng Christ (Giăng 5:39-40).

Chối bỏ việc giảng hoàn toàn tập trung vào Tin Lành chỉ vì bài giảng đã an ủi người ta bởi ân sủng. Ân sủng Tin Lành không chỉ an ủi mà còn bắt buộc. Nó bào chữa và thánh hóa. Nó truyền cho chúng ta những chỉ dẫn và làm chúng ta lớn lên với những mệnh lệnh: Ngươi đã được tha thứ; bây giờ hãy đi và đừng phạm tội nữa.

Chối bỏ việc giảng hoàn toàn tập trung vào Tin Lành bởi vì bài giảng bao gồm sự nhắc nhỡ đến sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus cho tội nhân. Chắc chắn sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus cho tội nhân là cốt lõi sứ điệp Tin Lành (1 Cô-rinh-tô 15:1-4). Tuy nhiên, sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus là một bảng tóm lược trọn vẹn của sứ điệp, như thế sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus là một mục đích trong toàn bộ sứ điệp – chắc chắn đó không phải là điều chúng ta muốn nói đến bằng việc giảng Tin Lành làm trọng tâm.

MỘT HÌNH ẢNH TIN LÀNH LÀ TRUNG TÂM

Từ ngữ “trọng tâm” là một trong những từ gây nhầm lẫn của chúng ta. Chính xác “trọng tâm” có ý nghĩa gì khi liên hệ với việc giảng tin lành của Chúa Jêsus? Để tôi đề nghị một hình ảnh. Chúng ta phải mong muốn cho Tin Lành là trọng tâm các bài giảng của chúng ta như mặt trời là tâm điểm của thái dương hệ của chúng ta. Trong hệ mặt trời của chúng ta, mọi thứ xoay quanh mặt trời và được mặt trời chiếu sáng và làm ấm lên. Khối lượng khổng lồ của mặt trời tạo ra một lực hấp dẫn giữ toàn bộ hệ thống lại với nhau. Ánh sáng rực rỡ và sức nóng của mặt trời chạm tới mọi vật thể trong quỹ đạo của nó.

Vì vậy, phải có Tin Lành trong các bài giảng của chúng ta. Đấng Christ là Cứu Chúa và là mặt trời, và Kinh Thánh là hệ mặt trời. Mọi đoạn văn, mọi giáo lý, mọi chủ đề – tất cả đều xoay quanh công tác cứu rỗi của Chúa Jêsus. Đời sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus chiếu sáng và sưởi ấm toàn bộ sự mặc khải của Đức Chúa Trời, cũng như con người trong các bang ghế và chính người giảng. Mức độ mà một bài giảng phản ánh những thực tại này là mức độ mà một bài giảng tập trung vào Tin Lành.

Trong bài giảng Tin Lành là trọng tâm, Tin Lành giống như mặt trời, kéo mọi khía cạnh của sự kiện trong việc giảng vào quỹ đạo của nó, tỏa ánh sáng và sưởi ấm trên tất cả. Bài giảng Tin Lành làm trọng tâm là một bài giảng Tin Lành được chiếu sáng.

NHỮNG CÂU HỎI CHẨN ĐOÁN

So sánh việc giảng với thái dương hệ mặt trời làm trọng tâm của chúng ta là tưởng tượng đến những hữu ích của nó, nhưng chúng ta cần phải có thêm một chút thực tế. Có cách nào đánh giá chúng ta đã làm tốt thế nào trong việc tập trung vào bài giảng nói về Tin Lành không? Sau đây là ba câu hỏi chẩn đoán có thể giúp chúng ta đánh giá các bài giảng của chúng ta. Những câu hỏi này về cơ bản, là những khẳng định trái với những sự chối bỏ trước đây của chúng ta.

(1)   Tin Lành có tỏa sáng như mặt trời trên bản văn bài giảng không?

Điểm chính của bản văn được tuyên bố dưới ánh sáng Tin Lành. Dù có liên quan gì đến sự sáng tạo, giới tính, giao ước, đền thờ, tế lễ, thánh khiết, xét đoán, phước lành, rủa sả, sự tinh sạch, cầu nguyện, hôn nhân, độc thân, hiệp nhất, công chính, sứ mệnh, Cha, Thánh Linh, bất cứ điều gì – điểm chính cùa bản văn được giảng với một sự nắm bắt rõ ràng về sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus hoặc sửa bài giảng lại. Tóm lại, điểm chính của bản văn được thấy rõ ràng liên quan đến công tác cứu chuộc của Chúa Jêsus. Không một bài giảng Tin Lành làm trọng tâm thật sự nào sẽ được chấp thuận trong một nhà hội hay nhà thờ Hồi giáo.

(2)   Tin Lành có tỏa sáng như mặt trời trên đời sống của người nghe không?

Tin Lành được chiếu sáng không chỉ là điểm chính của bản văn mà còn trên đời sống của người nghe. Trọng tâm Tin Lành chiếu sáng cả việc diễn giải và áp dụng. Người ta được kêu gọi sống theo Tin Lành. Dưới ánh sáng ân sủng của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, những người không tin đã được thúc giục ăn năn, tin và được cứu. Theo ánh sáng ân sủng của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, những người tin được khuyến khích bỏ đi người cũ của họ, được đổi mới trong tâm trí họ, và mặc lấy người mới. Ánh sáng ân sủng thay đổi cuộc sống và được chiếu sáng trong bài giảng Tin Lành làm trọng tâm thực sự. Các mệnh lệnh của Tin Lành phát sinh từ các chỉ dẫn Tin Lành, và điều đó không nên bỏ qua.

(3)   Tin Lành có chiếu sáng như mặt trời trên tấm lòng người giảng không?

Một bài giảng đề cập một cách thận trọng về Tin Lành tốt hơn nhiều so với việc không đề cập đến Tin Lành. Tuy nhiên, trong một bài giảng Tin Lành làm trọng tâm thực sự, chính người giảng đã phải nắm bắt các ý nghĩa Tin Lành của bản văn. Chính người giảng phải thấy ánh sáng và cảm nhận được sự ấm áp của mặt trời, và vì vậy người giảng sẽ đứng trước hội chúng để công bố lời hằng sống. Chính người giảng phải đang vui mừng trong Đấng Christ. Do đó, người giảng luôn mong muốn hết thảy hội chúng cùng dự phần trong sự vui mừng mà mình đã nhận được. Người công bố Tin Lành không là chuyện bên lề mà phải là tin tức hàng đầu.

KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG!

Đây là việc giảng Tin Lành làm trọng tâm tốt nhất: việc giảng qua đó Tin Lành tỏa sáng như mặt trời từ bản văn, trên người nghe, và trong người giảng. Điều duy nhất mà chúng ta không thể tưởng tượng được là trọng tâm Tin Lành sẽ được xác định bằng những thuật ngữ ít hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc những sự chối bỏ. Hãy chẩn đoán. Và học cách giảng Tin Lành như mặt trời mọc từ cuối chân trời nầy đến cuối chân trời kia, không có gì giấu khỏi sức nóng của mặt trời “(Thi Thiên 19:6). Bài giảng Tin Lành là làm trọng tâm khi nó là một bài giảng chiếu sáng Tin Lành.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: