Truyền Giảng
Ngừng Gởi Giáo Sĩ: Tại Sao Nhiều Hơn Không Phải Lúc Nào Cũng Tốt Hơn
“Con đây, Xin hãy sai con.” Ê-sai 6: 8
“Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. 38 Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình.” Matt. 9: 37-38
Những đoạn Kinh thánh này đã được ghi trên các phiếu cầu nguyện của nhiều giáo sĩ hy vọng sẵn sàng bước vào cánh đồng. Họ đã được nung nóng trong lòng tại nhiều nhà thờ và mọi người đều nhận ra rằng chúng ta đã được giao một sứ mệnh: Là hãy tiến hành môn đồ hóa cho mọi người.
Những người này đã bị các nhà thờ bỏ quên trong nhiều thế hệ, nên đều đáng mừng là, trong những thế hệ gần đây, chúng tôi đã sửa chữa “sứ mạng lãng quên” của chúng tôi và theo đuổi nó với hết sức của mình để đem đến cho thế giới biết về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (Eph 3: 10).
Nhưng, trong những năm làm việc giữa các quốc gia tôi phải thừa nhận rằng mô hình truyền giáo theo kiểu mẫu 10/40 giữa những nhóm người chưa hề nghe lời Chúa — tôi không thể không tự hỏi liệu sự điều chỉnh đã sửa chữa quá nhiều. Nó cho thấy con lắc đã vung ra quá xa ngoài tầm tay và cần một vài điều chỉnh lại.
Đại mạng lệnh là bao la, và cũng giống như bất kỳ nhiệm vụ to lớn nào, nó đòi hỏi tầm nhìn, sự cống hiến và rất nhiều nhân lực. Điều đó đang được nói, có nhiều lần tôi muốn dừng lại và nói với nhà thờ Tây phương rằng: “Đừng có gởi chúng tôi đi nữa! Ngừng gởi những người truyền giáo thiếu tiêu chuẩn!”
Để chắc chắn, con gặt thì rất ít, và mùa thu hoạch lại rất tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhiều công nhân nhất thiết phải tốt hơn. Dường như sự thiếu kiên nhẫn để đánh dấu thế hệ hiện tại đã thâm nhập vào phong trào truyền giáo dưới vỏ bọc “khẩn cấp.” Sự thiếu kiên nhẫn này, thay vì bị các nhà lãnh đạo giáo hội kiềm chế, thường được bảo vệ và khuyến khích.
Và kết quả?
Rất nhiều người đang đi đến các quốc gia, nói thẳng là, không nên đi – ít nhất là chưa.
Đây là câu hỏi mà tôi muốn nhiều nhà thờ hơn sẽ cân nhắc: Tại sao bạn lại cử một người nào đó đến mở một hội thánh ở nước ngoài mà bạn sẽ không bao giờ mời họ làm mục sư hay được chỉ định làm người trưởng lão trong Hội thánh mình? Tại sao dường như đó chỉ là “niềm đam mê” thay vì cần phải chứng minh lòng trung tín là tiêu chí chính trước khi gởi nam giới và nữ giới để hỗ trợ những người mở nhà thờ? Tại sao trên đời này lại có việc hạ thấp tiêu chuẩn cho tiền tuyến hơn là cho nhà thờ địa phương?
Những thách thức của mục vụ tiền tuyến, những căng thẳng và những cám dỗ của nó, là rất thực tế, và thời gian và một lần nữa mọi người được gởi đi phải đối mặt với những thách thức là những người có nhiều nhiệt huyết nhưng thiếu hiểu biết. Cho nên người khôn ngoan cần phải nói một cách đúng đắn đó là bởi Đức Thánh Linh,
“Lòng thiếu tri thức ấy chẳng phải một điều hay; Vả kẻ nào vội bước bị vấp phạm. ” (Châm ngôn 19: 2 ESV).
Câu tục ngữ này tóm tắt trạng thái của sứ mệnh giữa một số sứ mệnh khác rất tốt: đây chỉ là mong ước mà không có suy tính. Và ham muốn mà không có suy tính trong chương trình truyền giáo là nguy hiểm, thậm chí là một sự chết tâm linh.
Đồng lúa đã chín vàng cho mùa thu hoạch đang được lấp đầy với những người lao động mà họ đến chỉ để phá hủy cây trồng, những người này đã lạm dụng hoặc không sử dụng các công cụ mà Chúa đã ban cho họ. Hãy tưởng tượng một cánh đồng đầy những người đong đưa một lưỡi hái theo hướng sai và đôi khi đưa ngược hướng. Và thường xuyên – nếu tôi dùng phép ẩn dụ thêm một chút nữa để nói – họ không sử dụng lưỡi hái chút nào cả. Bàn tay của họ trống rỗng – không phải là một bức tranh đẹp.
Tôi thấy rằng dường như nhiều nhà thờ hiện nay và những cơ quan gửi giáo sĩ đã không dành đủ thời gian để dạy những người này cách phân biệt giữa lúa mì và cỏ dại. Vì vậy, thiếu sự phân biệt, những người giáo sĩ này nhặt cỏ dại và thông báo về hội thánh nhà những thành công của họ. Một lần nữa, chúng ta là hội thánh đã được ban cho một sứ mệnh, một cách để chúng ta đi truyền giảng, nhưng nhiều bàn chân ra đi để loan báo phúc âm của sự bình an đã bỏ lỡ con đường của họ bởi vì họ có ham muốn mà không có tri thức.
Thật vậy, con gặt thì rất ít, nhưng sự thiếu kiên nhẫn đã khiến cho chúng ta không làm được gì cả. Khi các nhà thờ bắt đầu gởi một số người nhất định vào một thời điểm nhất định để đi ra, mong muốn của họ chỉ để đáp ứng mục tiêu của họ và có thể chỉ là những môn đệ biểu diển ngắn hạn và điều đó sẽ đẩy mọi người vào chổ mà cả hai sẽ bị tổn hại và gây hại.
Thay vào đó, chúng ta nên nhìn vào Phao-lô như một ví dụ về sự kiên nhẫn đến ganh tị. Từ thời điểm ông được biến đổi, ông đã được Chúa cho biết mục đích của Ngài. Nhưng bạn sẽ thấy trong Công vụ phải hơn mười năm sau thì Phao-lô mới bắt đầu chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên của mình. Trong thời gian đó, ông đã trải qua ba năm để nhận định về chính mình ở tại Arabia, cũng như thời gian ở thành phố quê hương Tarsus của mình, và cuối cùng là tại nhà nguyện ở Antioch cho đến khi ông được cử đi cùng với Barnabas. Đây là Phao-lô, bạn hãy nhớ, người mà khi được biến đổi đã có sẳn một sự hiểu biết sâu sắc về Kinh thánh. Có vẻ như Phao-lô đã không bắt đầu nhiệm vụ của mình một cách nhiệt thành cho đến khi ông được chính nhà thờ là “nhà” của ông tại thành Antioch dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh qua những người trưởng lão và hội thánh lúc bấy giờ.
Nếu bạn nói chuyện với một thế hệ những người truyền giáo của thế hệ trước kia, bạn sẽ thấy trường Kinh thánh là một yêu cầu đối với họ. Nếu bạn đọc tiểu sử của những người như Adoniram Judson, bạn sẽ thấy rằng sự phong chức phải được yêu cầu. Nhưng ngày nay, một khi một nhà thờ chấp thuận, mọi người có thể vượt qua một vài bài đánh giá và tham dự một kỳ trại kéo dài trong hai tuần và sẽ được chấp thuận nhanh chóng đối với lĩnh vực này. Một hệ thống thuận tiện và sắp xếp hợp lý này có nghĩa là để cho phép ngày càng có nhiều người đến với những người chưa được biết về Chúa.
Nhưng nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn.
Những thách thức mà mọi người sẽ phải đối mặt khi họ đem Phúc âm đến những nơi khó khăn nơi sẽ đòi hỏi những người trưởng thành và được người khác chứng nhận. Những câu hỏi về truyền giáo luôn được những người mà họ truyền giáo cho sẽ thường đòi hỏi một kiến thức thần học sâu và rộng. Và khi kẻ thù hoành hành là những điều sẽ gặp phải đòi hỏi một đức tin vững vàng.
Chủ nghĩa thực dụng tràn lan ở nước ngoài bởi vì các mục sư thường không thực sự biết cách để nói về Thượng đế của họ như thế nào. Tà giáo nẩy nỡ vì họ không thực sự biết thông điệp của họ là gì. Đời sống thế gian chiếm ưu thế bởi vì rất nhiều giáo sĩ chưa trưởng thành về mặc thuộc linh và thực tế không có trách nhiệm. Hội thánh, hãy ngừng gửi những người không biết Đức Chúa Trời của họ là ai, họ không biết cả sứ điệp của họ, và họ cũng không biết phải làm gì đối với thẩm quyền của Chúa. Xin vui lòng, vì lợi ích của sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hãy dừng lại.
Ham muốn là đáng khen ngợi, nhưng ham muốn đến rồi đi. Nó được gọi đó là cần thiết và nên hoan nghênh. Không chỉ là “sự kêu gọi”, bạn hãy nhớ, sự kêu gọi phải được bắt nguồn từ chân lý và được khẳng định bởi những người xung quanh, đặc biệt là những người biết rõ bạn và có một thời gian dài với bạn. Phải là người trải qua những năm tháng gặt hái những kết quả, với một mục đích là làm vinh hiển danh của Đức Chúa Trời và thấy được những lời hứa chắc chắn về Phúc âm như đã được tỏ ra từ trong Kinh thánh.
Các nhà thờ địa phương nên có tầm nhìn xa trong công việc truyền giáo của họ, trung tín trong việc đào tạo các môn đệ của họ để có thể đi ra và trung tín trong chức vụ truyền giáo. Họ nên đào tạo số đông mà không bị mất chất lượng.
Không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ tiêu hao giữa những người truyền giáo quá cao, sự mơ hồ về giáo lý quá phổ biến, và những người truyền giáo rơi vào tội lỗi chung là quá phổ biến. Mọi người được gởi đi nhưng không nên đi bởi vì các nhà thờ đang gởi người đi ra quá sớm.
Vì vậy, vào thời điểm này tôi muốn để lại một vài gợi ý về cách chuẩn bị mọi người khi họ đi đến các quốc gia khác:
1) Dạy cho họ thật tốt để họ có thể dạy người khác tốt hơn; không gửi cho đến khi họ cho biết họ có thể làm được giống như vậy. (2 Ti-mô-thê 2: 2)
2) Hãy đảm bảo rằng họ có thể nắm vững giáo lý và biết bác bỏ học thuyết sai lầm. Không có khả năng trả lời những phản đối và sai lầm một cách chính xác là dấu hiệu cho biết đó là thiên tai khi họ gặp phải các tôn giáo khác hoặc tệ hơn – ngay cả gặp phải những giáo sĩ không tốt khác. (Tít 1: 9, Ê-phê-sô 4:14)
3) Hãy chắc chắn rằng họ đầu phục thẩm quyền của kinh thánh. Có phải họ là những người chưa bao giờ thực sự có quyền tự chủ của họ? Trong trường hợp này, họ cần phải dành thời gian giải trình trách nhiệm của họ trước khi họ có thể được gửi một cách vững vàng. (Hê-bơ-rơ 13: 17-18)
4) Kết nối với câu số 3 là sự cần thiết phải chứng minh đời sống thánh khiết. Đây là cái gì đó chỉ có thể được xác định chắc chắn trong một thời gian dài của sự tương tác chặt chẽ và quá trình môn đệ hóa, không phải là một phiên họp với một nhân viên tư vấn hay với một cá nhân nào đó. Tội lỗi không được kiểm soát sẽ trở nên tồi tệ hơn ở tuyến đầu, và không bao giờ tốt hơn. (Hê-bơ-rơ 12: 1)
5) Nếu bạn không thể đào tạo một người đàn ông trở nên một trưởng lão trong hội thánh của bạn, thì đừng đưa anh ta đi thành lập nhà thờ ở bất cứ nơi đâu, càng không gởi đi nước ngoài. Nếu bạn đang gửi một người chưa phải là người trưởng thành, thì tôi đề nghị bạn nên gởi họ đến một nơi nào đó với một nhà thờ đã được thành lập là nơi bạn biết người đó sẽ được lớn lên về phần tâm linh và được những người chăn trưởng thành ở đó chăm sóc họ. (Hê-bơ-rơ 10: 24-25)
6) Mục đích của mọi người trong công việc tiên phong mà bạn gởi đi phải là một trong hai điều: tham gia một nhà thờ hiện có hoặc tập hợp các tín hữu để bắt đầu một hội thánh mới càng sớm càng tốt. Nếu không có nhà thờ, thì tôi sẽ đề xuất nên làm việc chung với những nhóm người nòng cốt thay vì chỉ làm việc cá nhân. Không nên có một tín hữu nào ở một mình. Hội thánh và truyền giáo học nên được gắn bó với nhau một cách không thể tách rời. Nhà thờ xây dựng nhà thờ. Các tổ chức nhà thờ nhánh sẽ đóng vai trò có giá trị và chuyên môn trong việc giúp các nhà thờ làm công việc này, và không vượt qua. (Công-vụ 20:28, 16:13)
7) Cuối cùng, để có sự đồng thuận khi nhà thờ gởi những người này đi khi họ được sự kêu gọi và sẵn sàng. Điều này sẽ bảo vệ những người được gởi đi ra và thúc đẩy họ một cách mạnh mẻ cho họ thấy rằng họ là một phần của một cái gì đó lớn hơn tham vọng riêng của họ, có thể dễ dàng hoặc chuyển hướng một cách nhanh chóng. (Công vụ 13: 3)
Tôi viết điều này không nằm ngoài mong muốn làm giảm bớt ý chí truyền giáo của nhà thờ, nhưng để khuyến khích một cái nhìn lâu dài với lòng trung thành bền vững phải là mục tiêu. Chúng tôi chạy marathon, không chạy nước rút. Không phải là nhắn tin. Sự khẩn cấp của Đức Chúa Trời bao trùm sự chuẩn bị cẩn thận cho chức vụ. Mục đích chính sẽ trở nên không rõ ràng nếu việc gởi các giáo sĩ đi ra là nhằm thu thập số lượng bao nhiêu người tin Chúa. Thay vào đó, mục đích chính của việc gởi giáo sĩ của chúng ta phải là vinh quang của Thượng Đế — và đó là lý do chúng ta phải chuẩn bị và cần được chuẩn bị.
Vì vậy, hãy cảm thấy sự cấp bách, nhưng không phải vì sự khôn ngoan của mình. Sự Vinh quang của Thiên Chúa đang bị đe dọa.
Tham khảo thêm tại:
https://vietnamesetheologicalreview.org/