Giảng Giải Kinh

Tại Sao Giảng?

9Marks News
09.25.2020

Tuần vừa qua tôi đã dùng 25 giờ chuẩn bị sứ điệp cho sáng Chúa nhật của hội thánh chúng tôi. Bài giảng đặt nền tảng trên I Sam. 9-11, vì thế, có lẽ tốt hơn gọi đó là một bài giảng. Suốt bài giảng nầy, tôi đọc toàn bộ bản văn, sau đó nói với người khác 40 phút giải thích ý nghĩa và áp dụng cho tấm lòng những người có mặt. Do đó, có lẽ chúng ta nên gọi đó là bài giảng tường thuật. Và tôi không sống trong thời tiền hiện đại của Anh quốc, cũng không phải thời dâng lòng tôn kính đối với “Việc giảng ngày Chúa Nhật theo Anh giáo” được vào lịch hội thánh hằng năm. Thành thật mà nói, mục sư trưởng của chúng tôi không thích những lịch hằng năm nầy, nhưng đó là một vấn đề khác.

Tại sao phải dùng tất cả thì giờ như thế để nghiên cứu lời Đức Chúa Trời? Và tại sao chúng ta dành một tiếng đồng hồ để hội chúng nghe lời độc thoại của tôi (đôi khi đau đớn)?Trước đây tôi đã bị hỏi những câu hỏi như vậy. Và tôi đã bị những người bạn đúng nghĩa quở trách nhẹ nhàng. Họ hỏi giống thế nầy: Tại sao bạn tự giảng theo những hình thức thờ phượng khác? Bộ điều nầy không chỉ phản ánh giảm giá trị  phương Tây của bạn đối với bài diễn thuyết theo lý trí, hợp lý, và thứ tự sao? Không ai nhớ 95% những điều bạn nói bất cứ cách nào. Nói cách khác, họ nói, Đừng làm mất thì giờ của bạn – và của chúng tôi.

Tuy nhiên, trước khi bạn bỏ qua Kinh thánh vì những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong việc nhóm họp lại ngày Chúa Nhật của bạn, hãy cho tôi nêu vài lý do tại sao việc giảng không phải chỉ là trình bày mà chủ yếu cho sự sống của Hội Thánh địa phương của bạn.

DÂN ĐỨC CHÚA TRỜI HỌP NHAU NGHE LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

Tin hay không, tôi không muốn tự nhiên ngồi xuống và nghe ai đó nói chuyện với tôi. Tôi thà được động viên qua bộ phim, tiếp thêm sinh lực qua tiếng trống khàn khàn, hoặc được khuấy động qua chuyển động của một tác phẩm. Nhưng mẫu mực nhất quán trong Kinh Thánh là dân của Đức Chúa Trời họp lại xung quanh nghe Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải giữ im lặng, trong khi người giảng nói.

Khi Đức Chúa Trời thiết lập mối quan hệ giao ước với dân của Ngài trong việc ra khỏi Ai-cập, Chúa đã dùng lời phán và ra lệnh cho dân sự nhóm họp lại và nghe những lời đó (Xuất Ê-díp-tô 24:7). Trong khi dân Israel có kẻ thù của mình trên đường tiến vào Đất Hứa, Đức Chúa Trời ra lệnh cho dân Chúa dừng lại và cách xa 20 dặm về phía bắc đến chỗ của hai vách đá đối nhau. Ở đó, với những ngọn núi dốc đứng trên cao cung cấp một giảng đường tự nhiên, “Giô-suê đọc tất cả những lời của luật pháp – những phước lành và những lời rủa sả -. . . Không có một lời nào của Môi-se đã ra lệnh mà Giô-suê không đọc cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên, kể cả đờn bà và con nít, và khách lạ ở giữa họ “(Giô-suê 8:34-35).

Đây là một điều thắc mắc, dân Chúa ở giữa các cuộc chiến tranh chớp nhoáng trong suốt hành trình từ phía Nam, đây không phải là cuộc chiến bình thường, và đây không phải là những người bình thường. Lời Chúa đã được viết trong đó là lời mô tả cho người đọc thấy. Nhiều năm sau, khi Giô-si-a dẫn dắt dân mình trở lại với Chúa, ông làm như vậy bằng cách đọc “cho chúng nghe các lời của sách giao ước đã tìm được trong đền của Đức Giê-hô-va.” (II Sử. 34:30). Khi tất cả dân Chúa tụ họp lại như một sau giai đoạn lưu đày, Nê-hê-mi không dẫn họ vào một thói quen chỉ qua loa, chiếu lệ. Nê-hê-mi có E-xơ-ra đứng lên trên bục gỗ (Nê-hê-mi 8:4) và trong khi người dân đứng nơi của họ (8:7), E-xơ-ra và các thầy thông giáo “đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc” (8:8).

Chức vụ công khai của Chúa Jêsus theo sách Lu-ca bắt đầu bằng cách Ngài đi vào nhà hội, cầm sách Ê-sai lên, đọc nó và giảng dạy từ đó (Luca 4:14-22). Trong Công vụ 2, người ta không được cứu qua một sự chống đối phúc âm hoặc một số mánh lới quảng cáo khác, nhưng thông qua sự trình bày công khai của Phierơ về Giô-ên đoạn 2. Các chấp sự đã được thành lập trong Công vụ 6, không phải để các sứ đồ được tự do sau nầy theo những kỹ thuật đóng kịch hoặc dựa vào vẻ bề ngoài, nhưng để họ được tự do rao giảng Lời Chúa (Công-vụ 6:2). Phao-lô khuyến khích Ti-mô-thê rao giảng lời Chúa (II Tim 4: 2).

Tôi có thể tiếp tục. Dù mắt bị kích thích nhìn vào chổ khác, nhưng lỗ tai cho phép lắng nghe. Chúng ta không cần những lời đùa giống Tetzel về cổng thiên đàng và lửa địa ngục. Dân Chúa cần họp nhau để nghe Lời Chúa.

VIỆC GIẢNG LỜI CHÚA DẠY DÂN SỰ CỦA BẠN CÁCH ĐỌC LỜI CHÚA

Cách đây không lâu, David Wells than thở làm sao các nhà truyền giáo không còn can đảm làm người giảng Tin lành nữa. Ngày nay, chúng ta phải đấu tranh cho sự dũng cảm làm người giảng Tin Lành, theo nghĩa nào đó, theo lịch sử Cơ-Đốc giáo. Vì làn sóng văn hóa về giới tính và tình dục đang xâm nhập vào chúng ta, chúng ta không có gì để nói bởi vì chúng ta không nghĩ Kinh thánh cuối cùng không có gì để nói, hoặc chúng ta không biết Kinh thánh nói gì, hoặc Kinh thánh không có gì trừ ra là một bộ sưu tập các câu chuyện về đạo đức, một phiên bản tôn giáo của những truyện ngụ ngôn kiểu Aesop, mà chúng ta giải trích lại cho phù hợp với các văn hoá của chúng ta hơn.

Nhưng việc giữ Lời Đức Chúa Trời làm trung tâm đời sống của hội thánh địa phương của bạn, đặc biệt việc giảng liên tục qua bản văn Kinh thánh, dạy dân sự của bạn cách đọc Kinh thánh. Họ không cần một lớp học chủng viện về môn giảng để có điều nầy; điều họ cần là trung tín giảng. Lời giảng liên kết sức mạnh qua lời sáng tạo của Đức Chúa Trời, sự sa ngã của A-đam thứ nhất, sự cần thiết phải hy sinh, lời hứa của A-đam thứ nhì và một Ê-đen mới. Việc giảng liên kết những điều Đức Chúa Trời đã làm qua dân Y-sơ-ra-ên với Chúa Jêsus và Y-sơ-ra-ên mới của Đức Chúa Trời.

Đời sống Cơ-Đốc đầu tiên của tôi ở trong các hội thánh yêu mến lời Đức Chúa Trời, tuy nhiên các hội thánh không coi nó như một ngọn núi vàng đã được khai thác, nhưng nhiều hơn một ngọn đồi với một vài tảng đá rải rác, và chúng tôi có thể nhặt lên và quan sát với sự quan tâm. Chỉ khi tôi dìu dắt một hội thánh khai thác từ ngữ, cẩn thận nối kết các chủ đề phong phú trong Kinh thánh và chỉ cho mọi người thấy rõ toàn bộ Kinh thánh chỉ về Đấng Christ, tôi đã bắt đầu giải thích Cựu Ước bằng sự tin cậy và sự khích lệ. Giữ Lời Chúa làm trung tâm trong bài giảng và dạy của bạn không chỉ giúp hội thánh biết cách đọc Kinh thánh, mà Kinh thánh sẽ cho họ sự can đảm để tự mình tìm hiểu Kinh thánh.

VIỆC GIẢNG LỜI CHÚA LÀ PHƯƠNG TIỆN THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG CỦA HỌ, MỘT TUẦN MỘT LẦN.

Điều tốt nào trong tất cả các bài giảng còn nhớ lại, nếu chúng ta quên mất hầu hết những gì chúng ta nghe không lâu sau đó? Đúng, chúng ta không quên mọi thứ chúng ta nghe. Tôi tin hầu hết chúng ta có thể nhớ những bài giảng thách thức cách chúng ta suy nghĩ về Đức Chúa Trời, hôn nhân, tiền bạc, v.v. … – và chúng ta cứ thế mãi mãi. Vì vậy, chúng ta đừng viết ra toàn bộ những khó khăn.

Nhưng ngoài những điều đó, lời nói hàng tuần trong sứ điệp mỗi sáng Chúa Nhật của chúng ta còn có nghĩa để đưa chúng ta đến Chúa nhật tới! Theo nhịp điệu hàng tuần của Đức Chúa Trời, dường như người giảng nắm bắt chủ đề Chúa nhật tới, chúng ta đang bị đói, và chúng ta cần phải làm đầy lại.

Các bài giảng của tôi, các bài giảng của bạn, các bài giảng đó không phải còn lại với dân sự của chúng ta xuyên suốt đời đời. Nó không có nghĩa để thay đổi cuộc sống của họ theo nghĩa đó. Các bài giảng có nghĩa là để duy trì dân sự cho đến tuần tới. Một tuần một lần. Cho đến thiên đàng. Và ở đó, lời nói được tạo ra bởi xác thịt sẽ ở với chúng ta mãi mãi, và sự cần thiết cho các bài giảng sẽ không còn nữa.

Tham khảo thêm tại:
https://vietnamesetheologicalreview.org/