Rao Giảng và Thần Học

5 Bước Tìm Điểm Chính Ở Bất kỳ Đoạn Văn Nào Trong Kinh Thánh

Đề Mục
09.22.2020

“Làm thế nào để tôi tìm thấy điểm chính của một bản văn Kinh thánh?”

Đây là một câu hỏi mà tôi thường nghe từ những người lãnh đạo nghiên cứu Kinh Thánh trong các nhóm nhỏ và những người lãnh đạo sinh viên trong nhà thờ nơi tôi phục vụ. Và không có gì sẽ cho tôi niềm vui lớn hơn là nói với họ (và bạn) rằng tôi có một công thức kỳ diệu sẽ dẫn họ từ bản văn đó trực tiếp đến điểm chính, hoặc tốt hơn, và ứng dụng nó.

Tôi không có công thức kỳ diệu đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có một số thứ bạn có thể tìm thấy trong bản văn của bạn, bất kể bạn đang ở đâu trong Kinh Thánh, điều đó sẽ giúp bạn tìm ra điểm chính.

  1. CẤU TRÚC VÀ SỰ NHẤN MẠNH

Đầu tiên, hãy xem xét cấu trúc và sự nhấn mạnh của đoạn văn. Tôi thích bắt đầu với cấu trúc, hay cách mà đoạn văn của tôi chia nhỏ thành các phần khác nhau của các câu và có liên quan với nhau.

Tất nhiên, cách chúng ta tìm thấy cấu trúc của câu sẽ phụ thuộc một chút vào loại bản văn đó. Nếu tôi nhìn vào một câu chuyện, tình tiết và các nhân vật đều sẽ có ích lợi cho tôi. Tôi sẽ tìm kiếm toàn cảnh, sự thay đổi ở đỉnh điểm, và hướng giải quyết của nó. Nếu tôi đang xem một bài phát biểu hay một lá thư, tôi sẽ tìm kiếm một luồng ý tưởng với một điểm logic. Nếu tôi nhìn vào thơ ca, tôi sẽ cố gắng xác định những khổ thơ khác nhau và bắt đầu tóm tắt chúng.

Và bất kể phần nào của Kinh thánh tôi đang đọc, tôi luôn luôn, và luôn luôn tìm kiếm các từ và ý tưởng lặp đi lặp lại. Bản dịch theo nghĩa đen sẽ giúp bạn ở đây. Câu hỏi chẩn đoán tôi thích sử dụng là: “Tác giả đã soạn thảo đoạn văn này như thế nào?” Và một khi tôi bắt đầu phác hoạ một bố cục, tôi tự hỏi bản thân bố cục này cho thấy sự quan trọng gì.

  1. BỐI CẢNH

Thứ hai, hãy xem xét bối cảnh. Không có đoạn Kinh Thánh nào tồn tại một mình. Thay vào đó, mọi bản văn là một phần của một sự tranh luận, câu chuyện hoặc tập hợp các đoạn văn đã được tác giả cố ý sắp xếp.

Điều gì đến trước đoạn văn và những gì đến sau đều là quan trọng, và sẽ giúp tôi hiểu những gì đang diễn ra trong đoạn văn của tôi. Nó có thể giúp nhận ra chủ đề mà tác giả đang giải quyết. Nó có thể giúp tôi nhìn thấy một phần lớn hơn trong quyển Kinh thánh của tôi. Nó có thể giúp tôi điều chỉnh lại cái gì đó mà tôi đã đọc hoặc hiểu sai trong đoạn văn của tôi. Nó thậm chí có thể giúp tôi hiểu được tình hình lịch sử của thính giả đầu tiên.

Bối cảnh là chìa khóa. Và câu hỏi chẩn đoán của tôi là: “Tại sao tác giả đặt đoạn văn này ở đây, vào thời điểm này trong cuốn sách?”

  1. CHỦ ĐỀ

Với những gì tôi vừa đề cập về ngữ cảnh, nó chỉ có ý nghĩa để phóng to ra để phải thắc mắc về cuốn Kinh thánh. Mục đích của tác giả đối với cuốn Kinh thánh này là gì?

Tất nhiên, phải mất một số thì giờ để tìm hiểu chủ đề của cả Kinh thánh. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bước quan trọng để hỏi là: “Làm thế nào văn bản tôi đang đọc – và những điểm nó nhấn mạnh mà tôi tìm thấy trong cấu trúc này – liên quan đến chủ đề lớn hơn của toàn bộ Kinh thánh?”

  1. PHẢN CHIẾU THẦN HỌC

Trong Lu-ca 24:13-49, Chúa Giê-su dạy rằng toàn bộ Kinh Thánh chỉ về sự chết và sự sống lại của Ngài, và kết quả của phúc âm này là sự ăn năn và tha thứ tội lỗi. Nếu không hiểu điều này, chúng ta sẽ có nguy cơ diễn giải một đoạn văn về mặt đạo đức hoặc bằng cách nào đó tách biệt khỏi Phúc âm.

Vì vậy, điều quan trọng là sử dụng tất cả các công cụ của thần học (đặc biệt là Thánh kinh Thần học) để hỏi: “Đoạn văn của tôi liên quan đến Phúc âm như thế nào?” Tất nhiên, có rất nhiều cách để áp dụng một cách tồi tệ. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta tìm kiếm những kết nối hợp lý giữa bản văn và Phúc âm của chúng ta.

  1. TỔNG HỢP

Khi bạn đã hoàn thành công việc của mình trong việc thiết lập cấu trúc, ngữ cảnh, chủ đề của sách và thần học, đã đến lúc phải bắt đầu tổng hợp lại. Cho dù bạn gọi đây là điểm chính, chủ đề của đoạn văn, hoặc ý tưởng lớn, điều quan trọng là phải thực hiện bước cuối cùng này. Câu hỏi tôi muốn tự hỏi mình là: “Tác giả đang cố gắng dạy cho khán giả đầu tiên của mình là gì?” Tác giả đang nói gì? Điểm chính của tác giả là gì?

Đừng tự lừa dối mình: đây không phải là một quá trình dễ dàng. Đối với tôi, công việc này đòi hỏi ở tôi một hoặc hai giờ để soạn bài cho một nhóm nhỏ – và có thể là 12 giờ để chuẩn bị cho một bài giảng! Nhưng bất cứ lúc nào bạn có thì giờ, tôi nghĩ rằng nó là hữu ích để làm việc theo cách này.

Tất nhiên, một khi bạn đã nhận ra ý tưởng chính, bạn vẫn cần suy nghĩ đến phần áp dụng. Tuy nhiên, khi nào bạn còn bám chặt lấy bản văn, thì đây là cách tôi bắt đầu:

  1. Tác giả đã thiếc lập đoạn văn này như thế nào?
  2. Tại sao tác giả đặt đoạn văn này ở đây, vào thời điểm này trong cuốn sách?
  3. Đoạn văn của tôi liên quan đến chủ đề của toàn bộ KT như thế nào?
  4. Đoạn văn của tôi liên quan đến phúc âm như thế nào?
  5. Tác giả đang cố gắng dạy cho khán giả đầu tiên của mình là gì?

 

Để biết thêm một chút về quá trình này, hãy xem cuốn sách của David Helm về Giảng Giải Kinh: Cách chúng ta nói về Lời Chúa ngày nay (Crossway, sắp tới tháng 4 năm 2014).

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: