Rao Giảng và Thần Học

Cách Giảng Có Thay Đổi Kể Từ Hội Thánh Đầu Tiên?

Đề Mục
09.22.2020

Việc giảng giải kinh thường xuyên có hệ thống về Kinh Thánh phải là trung tâm điểm trong khải tượng của tôi đối với một Hội thánh địa phương. Khi tôi giảng từ sách này đến sách khác trong Kinh Thánh với hội thánh của tôi, tôi tin rằng tôi đang tiếp tục một nghề thủ công và truyền thống mà gốc rể của nó có từ trong sách Ngũ Kinh, phương pháp giảng dạy của người Do Thái, và Hội thánh sứ đồ ngày xưa. Không gian không cho phép chúng ta làm sáng tỏ sự phong phú của việc giảng giải kinh; Thay vào đó, tôi đã được yêu cầu chia sẻ những suy tư về bổn phận đương nhiên của chúng tôi đối với việc rao giảng sau thời kỳ của Hội thánh đầu tiên.

Những người giảng thuộc Hội thánh đầu tiên mà tôi nhìn nhận như những người thợ thủ công bậc thầy bao gồm Ambrose, Jerome, Gregory Nazianzus, Chrysostom, Athanasius, Augustine và Peter Chrysologus. Tuy nhiên, khi tôi đọc các bài giảng của những vị này về phần giảng giải kinh, tôi không thể không nhận thấy rằng sự giảng dạy của họ dường như khá xa lạ với những gì ngày nay được nghĩ đến gọi là giải kinh. Làm thế nào việc giảng giải kinh thời hiện đại có thể phụ thuộc vào môn giảng của Hội thánh đầu tiên bởi nó quá xa lạ với chúng ta?

Chia Sẻ Biện Pháp Giữa Hiện Đại và Cổ Đại

Thứ nhất, điều quan trọng là phải đưa ra quan điểm mà chúng ta và những giáo phụ có điểm chung. Những người giảng giải kinh thời cổ đại và đương đại đều phải tin rằng Kinh Thánh là lẻ thật trong tất cả những gì Kinh Thánh nói. Hơn nữa, cả hai đều phải nhìn nhận rằng khi Kinh Thánh được rao giảng, đó là chính Đức Chúa Trời phán.

Ở nhiều nơi, các Giáo Phụ, như Tertullian, đã nói rằng bất cứ điều gì Kinh Thánh dạy là đúng. Augustine cũng tuyên bố, “Tôi đã học cách mang lại sự tôn trọng này và chỉ trân trọng những cuốn Kinh Thánh đã được chuẩn mực: Một mình tôi tin chắc rằng các trước giả hoàn toàn không bị lỗi.” Sự khẳng định rõ ràng về sự tin cậy Kinh Thánh mang lại giá trị trong việc tái tạo lại quan điểm của Kinh Thánh.

Tuy nhiên, ít nhất là có liên quan là những hàm ý có thể được rút ra từ việc áp dụng thực tế được đưa ra từ Kinh Thánh trong toàn bộ kho tàng của các Giáo Phụ. Việc rao giảng là công việc chính mà Kinh Thánh đã được sử dụng trong thời kỳ Hội thánh đầu tiên, và khi trích dẫn này đi kèm theo trích dẫn khác và từ minh chứng này tiếp theo sau minh chứng khác, và điều đó trở nên rõ ràng rằng những người giảng trong thời cổ đã sử dụng Kinh Thánh đúng đắn bởi vì họ tin rằng Kinh Thánh là lẽ thật, và qua Lời Chúa, Ngài đến với những người nghe.

Như Augustine đã giảng, “Chúng ta hãy đối xử với Kinh thánh với thái độ như Chúa đang nói.” Nếu không có một niềm tin như vậy thì có ít động cơ để viết về bản văn Kinh thánh trong việc chuẩn bị bài giảng, như những giáo phụ đã làm.

Tại sao các bài giảng của Hội thánh đầu tiên đọc rất khác so với các người giảng thuộc phương Tây hiện đại, là những người cũng có cùng cam kết với vai trò của Kinh thánh trong việc rao giảng Lời của Đức Chúa Trời? Các bài giảng của giáo phụ thường sử dụng những câu chuyện ngụ ngôn tối nghĩa, giả định về số lượng, và có thể liên hệ toàn bộ Kinh Thánh theo kiểu ngẫu nhiên. Bài giảng của Giáo phụ có thể chứa đựng những chỉ trích và thậm chí ngoài đề, bị chia ra khi giảng từ văn bản này đang được xem xét. Có phải đây là một ý tưởng cho rằng lối giảng giải kinh hiện đại phải là hậu duệ của những tuyên đạo pháp cổ xưa như vậy hay chỉ là mơ ước mà thôi?

Giảng Giải Kinh Giao Tiếp Với Văn Hóa Không Có Tín Ngưỡng

Việc giảng giải kinh là một kỷ luật thủ công, nghệ thuật, và là một kỷ luật trong mục vụ tương tác với văn hóa ngoại giáo nói chung, và đặc biệt là giáo sĩ ngoại giáo.

Các giáo phụ (và các nhà truyền giáo đương thời) xác nhận việc giảng giải kinh có những quan điểm khác nhau về ngoại giáo. Một số nhà truyền giáo đưa các trích dẫn từ các tác giả ngoại giáo vào phần giảng giải kinh của họ. Ví dụ, Ambrose có hơn một trăm trích dẫn từ Virgil trong các bài giảng còn tồn tại hiện nay của ông, và sử dụng nhà văn y khoa Galen để giúp ông giải thích về sách Sáng-thế-ký. Tertullian đã chấm dứt việc dùng ngoại giáo học vì nó không đúng với thần học. Đó là phong cách của ông về việc sử dụng các kỹ thuật hùng biện giả mạo trong các trường ngoại giáo nhắc nhở chúng ta rằng không ai hoàn toàn có thể thoát khỏi bối cảnh của họ.

Sự thường xuyên dùng trích dẫn từ các tác giả ngoại giáo là cách rõ ràng nhất cho thấy các các bài giảng của các giáo phụ đã chịu ảnh hưởng như thế nào đến lúc bấy giơ. Ở một mức độ sâu hơn, văn hóa ngoại giáo của thế giới cổ đại là một trong những cuốn hút bởi từ ngữ – ý nghĩa, sự hình thành và ý nghĩa của chúng. Bài giảng kinh thánh sử dụng từ trích dẫn này đến trích dẫn khác trong Kinh thánh, và việc sử dụng những đoạn Kinh thánh rõ ràng để giải thích những đoạn văn tối nghĩa, là những kỹ thuật học mà người giảng đã học được từ Homer của các trường ngoại giáo.

Khi đến thời kỳ cải cách, nền tảng giáo dục của các giáo phụ đã được định hình mục vụ của họ theo những cách sâu sắc như vậy. Bài hướng dẫn đầu tiên về việc học giảng được soạn bởi Giáo phụ Augustine. Nó chứa các phần mở rộng phản ánh về cách tốt nhất làm thế nào để hùng biện như Cicero. Augustine thấy giá trị trong những hiểu biết ngoại giáo để có thể hùng biện giỏi: “Tại sao những người nói sự thật làm như vậy là họ ngu ngốc, ngu si đần độn, và nửa ngủ nửa mê?” Mặc dù khen ngợi một số bài học từ Cicero, cuối cùng Augustine nghĩ cầu nguyện và lắng nghe những người giảng tốt quan trọng hơn.

Phần lớn trong đó làm cho các bài giảng của giáo phụ ngày xưa dường như khác với các bài giảng hiện đại phát sinh từ thực tế là, trong bộ môn giảng giải kinh của chúng ta, chúng ta và các tổ tiên của chúng ta (vô tình hoặc cố ý) đã tận dụng hết những ý nghĩa sâu sắc từ ngoại giáo để thông diễn và giao tiếp. Những người giảng trong thời cổ đại tin rằng Kinh Thánh là thiêng liêng đầy dẫy lẻ thật cho người nghe. Nó có ý nghĩa trong các ẩn số vì nền văn hóa ngoại giáo là một trong những người thấy vẻ đẹp, sự thật và ý nghĩa bên trong những ẩn số đó. Nếu nó là như vậy cho toán học, thuyết trình thuyết phục, và triết học, họ cho rằng, chắc chắn nó phải được sự hà hơi từ chính Đức Chúa Trời. Bối cảnh của việc nghiên cứu từ thời kỳ cổ đại đã hình thành cách tiếp cận của người giảng cổ xưa đối với nghề thủ công của họ.

Điều này cũng đúng khi nói đến các vấn đề thực tiễn của việc giảng. Nhiều người giảng đã viết bài giảng của họ đầy đủ và đọc chúng. Những người khác, như Augustine, đã nghiền gẫm về đoạn văn trong tuần trước khi giảng. Nhiều trường phái hùng biện đã dạy học sinh nói trước công chúng bằng cách làm cho các em đọc và ghi nhớ các bài diễn văn. Quintilian, một nhà hùng biện ngoại giáo, lập luận rằng đây là một cách thô lỗ và chưa trưởng thành để nói trước công chúng. Cho dù một nhà thuyết giảng đã đồng ý với Quintilian hay không thì nó đã định hình lối diễn tập như vậy khi giảng từ bài soạn sẵn.

Nó sẽ là một lỗi nghiêm trọng để giả định rằng cách tiếp cận hiện đại của chúng ta để hiểu và giảng Kinh Thánh sẽ tự động vượt trội (hơn) so với những người giảng thời cổ đại. Nó cũng sẽ là không chính xác để bỏ lỡ một thực tế đó là lối giảng giải kinh hiện đại cũng là một hậu duệ của môn tuyên đạo pháp đầu tiên có cùng những quan điểm chung cơ bản của nó.

Giảng Giải Kinh Được Phát Triển Cùng Với Lịch Sử Hội Thánh

Một lý do khác mà các bài giảng của các giáo phụ xuất hiện rất độc đáo là vì người giảng bài giảng này ở trong bối cảnh lịch sử Hội thánh nơi mà họ sinh sống. Trong thế giới cổ đại, một số nhà truyền giáo được hưởng lợi từ việc tham chiếu chéo các bản dịch được bắt đầu bởi Origen trong Hexapla của ông. Augustine vật lộn với việc liệu ông có nên sử dụng bản dịch Kinh Thánh học thuật của Jerome hay không, hoặc gắn bó với phiên bản mà hội thánh của ông quen thuộc hơn. Ông đã chọn giữ bản dịch kém chính xác hơn cho hội thánh của mình vì sự nhạy cảm trong mục vụ, trong khi từ từ lồng ghép bản dịch của Jerome vào các tác phẩm học thuật của ông.

Khi lịch sử hội thánh tiến triển, thì các công cụ và hình thức giảng giải kinh cũng được phát triển. Một trong những phần rõ ràng nhất đã áp dụng điều này đó là lịch sử của sự cứu rỗi. Trong hội thánh ban đầu, các nhà truyền giáo rất ý thức rằng có sự phát triển trong câu chuyện Kinh Thánh. Irenaeus đã phát triển thần học “tóm lược” dựa trên những sự lặp lại cảm nhận trong lịch sử về sự cứu rỗi như cái cây trong Sáng Thế Ký 2 và cây thập tư nơi Đấng Christ bị treo lên. Việc Marcion từ chối không công nhận Cựu Ước và đã tương tác với các học giả Do thái đã dẫn dắt nhiều mục sư giảng về sự giống nhau và sự thống nhất giữa các sách. Sự nhấn mạnh của Augustine về ân sủng trong cuộc tranh luận với Pelagian đã khiến ông nhấn mạnh sự khác biệt giữa luật pháp và Phúc âm. Tất cả những điều này – dường như là sự phổ biến của câu chuyện ngụ ngôn – là những nỗ lực ban đầu của các nhà truyền giáo để kết nối vào các đoạn kinh thánh theo cách mà công lý đã đem lại sự hiệp nhất cho toàn bộ lịch sử của sự cứu rỗi.

Với nhiều dẫn chứng về sự phát triển trong lịch sử hội thánh sẽ cung cấp cho chúng ta những cách thức tươi mới về sắc thái và làm rõ lịch sử của sự cứu rỗi, có thể hiểu được rằng các bài giảng của các giáo phụ ngày xưa có thể xuất hiện khá xa lạ trong cách diễn giải thần học của họ. Trong thực tế, các nhà thuyết giảng vĩ đại của các thế kỷ đầu tiên đã đặt nền móng cho các khả năng của sự thống nhất và đa dạng trong kinh điển – điều mà chúng ta ngày nay vẫn vật lộn và làm khác biệt hơn.

KẾT LUẬN

Giảng giải kinh có thay đổi so với Hội thánh đầu tiên không? Trong chừng mực nào đó việc giảng giải kinh phải giao tiếp với văn hóa ngoại giáo và phải phát triển với lịch sử Hội thánh, câu trả lời là có. Điều này có làm chúng ta mù quáng với niềm tin chia sẻ cốt lõi về quyền năng của Kinh thánh không, và niềm đam mê thúc đẩy người giảng biết sử dụng tài liệu tốt nhất mà chúng ta có thể tiếp cận trong văn hóa và thần học để rao giảng Kinh Thánh một cách trung thực, chúng ta sẽ không chỉ làm phẫn nộ các thánh nhân những người đã làm việc mệt nhọc trước chúng ta, chúng ta sẽ tự bỏ đi một kho báu có thể giúp chúng ta cải thiện sự rao giảng của chúng ta — sự rao giảng của Hội thánh đầu tiên.

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: