Truyền Giáo và Phúc Âm

Vấn đề với các chương trình truyền giáo

Đề Mục
05.18.2021

Nó không mất nhiều công sức để thuyết phục hầu hết các tín hữu rằng việc truyền giáo với cộng đồng là mục đích chính. Thậm chí không khó để kêu gọi mọi người nhóm lại để hoàn thành sứ vụ truyền giáo.

Nhưng thường khi chúng ta nghĩ về việc truyền giảng trong cộng đồng, chúng ta nghĩ về các chương trình truyền giáo, không giống nhau. “Chương trình”, ý tôi nói đến sự kiện lớn thường xuyên với một diễn giả nổi tiếng hoặc chủ đề hấp dẫn. Một lúc nào đó trong sự kiện này, sẽ đề cập về phúc âm. Hoặc có thể chương trình không đồ sộ, nhưng hướng đến những người muốn tìm kiếm Chúa, chẳng hạn như một kế hoạch nào đó hoặc một chương trình thể thao, với hy vọng rằng nó có thể mở ra một cánh cửa để có thể trò chuyện về vấn đề tâm linh.

Đức Chúa Trời có thể sử dụng các chương trình. Tôi biết những người đã tin Chúa khi họ tham dự vào các sự kiện truyền giáo. Trong quá khứ, tôi thường đề nghị và tôi cũng đã giảng trong các chương trình truyền giảng. Nhưng tôi không nghĩ rằng các chương trình như vậy đem lại hiệu quả nhất, ngay cả việc ưu tiên một, như cách chúng ta đang làm truyền giảng.

Vì vậy, khi bạn có một cái nhìn thận trọng, chú ý đến chương trình, sẽ thấy mọi thứ không thêm lên được. Thứ nhất, có một định lý nghịch đảo ở đây: tiền sẽ chi nhiều vào các chương trình, kết quả lại ít hơn từ việc truyền giáo. Vì vậy, ví dụ, khi những người dưới 21 tuổi (khi hầu hết mọi người đến với đức tin) được hỏi như thế nào bạn đã được tái sanh, chỉ có 1% nói rằng đó là thông qua truyền hình hoặc các phương tiện truyền thông khác, trong khi một con số khổng lồ 43% nói rằng họ đến với đức tin bởi một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình dẫn dắt. Chỉ cần nghĩ về sự so sánh chi phí giữa một tách cà phê và chương trình truyền hình. Hoặc nghĩ về hiệu quả: Thì các bà mẹ luôn dẫn nhiều người đến với Chúa Giê-su hơn là các chương trình.

Thật kỳ quặc, dường như các chương trình truyền giáo làm những việc khác tốt hơn việc truyền giáo: họ tạo ra một cộng đồng từ giữa các tín hữu tham gia vào, và họ khuyến khích các tín hữu đứng lên cho Đấng Christ, và họ có thể giúp cho hội thánh được mở mang ở những nơi khác.

Tuy nhiên, chúng ta dường như có một cơn khao khát vô độ đối với các chương trình để thực hiện việc truyền giảng. Tại sao? Các chương trình giống như đường ngọt vậy. Chúng hấp dẫn, thậm chí gây nghiện. Tuy nhiên, chất ngọt đó sẽ àm cho ai đó không còn mong muốn ăn những thực phẩm bổ khỏe hơn. Mặc dù chất ngọt cung cấp một năng lượng một cách nhanh chóng, nhưng theo thời gian nó sẽ làm cho bạn nhão, và một chế độ ăn uống kiêng cử sẽ giết chết bạn.

Một mực khăng khăng và nghiêm ngặt chỉ thực hiện các chương trình truyền giáo sẽ sản xuất một mạng truyền giáo suy dinh dưỡng. Cũng giống như ăn đường có thể làm cho chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã ăn khi chúng ta thật sự ăn, và các chương trình thường có thể làm cho chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã thực hiện truyền giáo đầy đủ khi chúng ta chưa thực sự thực hiện hết. Vì vậy, chúng ta không nên mau hài lòng với các chương trình. Chúng ta nên sử dụng chúng một cách chiến lược nhưng trong chừng mực, nhớ rằng Đức Chúa Trời không gửi đến một sự kiện nào, nhưng Ngài đã gởi chính Con của Ngài.

Chúng ta nên làm gì? Chúng ta muốn truyền giáo trong cộng đồng. Chúng tôi ao ước có bạn bè bên cạnh chúng tôi khi chúng tôi chia sẻ đức tin của mình. Nhưng đồng thời, chúng ta thấy các giới hạn, ngay cả những nguy hiểm, của các chương trình. Có phương cách nào khác để thay thế không?

Tôi muốn tạo ra một trường hợp cho một cái gì đó hoàn toàn khác, một cái gì đó vừa mang tính xã hội vừa là cá nhân: một nền văn hóa truyền giáo tập trung ở nhà thờ địa phương.

HỘI THÁNH VÀ TRUYỀN GIẢNG

Chúa Jêsus Phán, “Bởi vì mọi người sẽ biết rằng các ngươi là các môn đồ của ta, nếu các ngươi có tình yêu thương với nhau” (Giăng 13:35). Một lát sau, trong cùng thời gian với các môn đồ của mình, Ngài cầu nguyện rằng họ sẽ được hiệp làm một, “để cho thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến ” (Giăng 17: 20–21). Hiểu điều này: Chúa Giê Su nói rằng tình yêu mà chúng ta dành cho nhau trong hội thánh là một tuyên bố rằng chúng ta thật sự được biến đổi. Và khi chúng ta được hiệp nhất trong thân thể, chúng ta cho thế gian thấy rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời. Tình yêu sẽ xác nhận họ là môn đệ của chúng ta. Sự hiệp một xác nhận Chúa là Thần. Thật là một nhân chứng mạnh mẽ!

Có nhiều bản văn chỉ dẫn và định hình những nỗ lực truyền giáo của chúng ta, nhưng những câu này là nền tảng Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Hội thánh phải là một nền văn hóa truyền giáo.

Điều này có nghĩa là hội thánh địa phương là phúc âm được thấy rõ. Nếu chúng ta hình dung phúc âm trong tình yêu thương của chúng ta dành cho nhau, điều đó cần phải diễn ra trong một hội thánh địa phương của những người đã kết ước với nhau trong tình yêu là một Hội thánh. Nó không phải là tình yêu trừu tượng, nhưng tình yêu dành cho những con người thực trong thế giới thực tế. Tôi không thể nói cho bạn biết bao nhiêu lần tôi đã nghe từ những người không phải là Cơ đốc nhân rằng nhà thờ rất lạ với họ, nhưng điều đã thu hút họ vào đó chính là tình yêu thương giữa các thành viên với nhau.

Nhưng phúc âm được hình dung không chỉ trong tình yêu của chúng ta mà thôi. Bạn đã bao giờ nghĩ về việc có bao nhiêu lời trưng dẫn của Kinh Thánh nói thế nào Đức Chúa Trời đã dựng nên Hội thánh của Ngài, nếu được làm đúng như Kinh thánh, rỏ ràng sự phục vụ của chúng ta sẽ là sự công bố của Tin Lành?

Trong việc theo đuổi một nền văn hóa lành mạnh của việc truyền giáo, chúng ta không tạo ra nhà thờ để làm truyền giáo. Thay vào đó, chúng ta cho phép những điều Đức Chúa Trời đã xây dựng trong Hội thánh để rao giảng Tin Lành. Chúa Giê-su không quên phúc âm khi xây dựng Hội thánh.

Ví dụ, lễ báp-têm là hình ảnh nói về sự chết, chôn cất, và sự phục sinh của Chúa Giê-su. Nó cho thấy sự chết của Chúa Giê-su là sư chết của chúng ta và sự sống lại của Ngài là sự sống lại của chúng ta. Bữa Tiệc cuối cùng của Chúa loan báo về sự chết của Chúa Giê-su cho đến khi Ngài trở lại và nhắc nhở chúng ta ăn năn tội lỗi của chúng ta và kinh nghiệm về sự tha thứ của Ngài một lần nữa. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện về lẽ thật của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta hát, chúng ta hát những điều vĩ đại mà Thượng Đế đã làm cho chúng ta qua phúc âm. Khi chúng ta dâng hiến, chúng ta dâng hiến để thúc đẩy sứ điệp phúc âm. Và dĩ nhiên việc rao giảng Lời Chúa chính là nói về phúc âm.

Thực ra, việc rao giảng Lời là yếu tố hình thành hội thánh và để bắt đầu. Và, một khi được hình thành, nhà thờ được giao sứ vụ là đào tạo các môn đệ, và sau đó họ được phái đi rao giảng Tin Lành để hình thành nên những hội thánh mới. Chu kỳ này đã xảy ra kể từ khi Chúa Giê-su thăng thiên và sứ vụ sẽ tiếp tục cho đến khi Ngài trở lại.

Một nền văn hóa truyền giáo chính là cơ sở, không phải từ trên xuống. Trong một nền văn hóa truyền giáo, mọi người hiểu rằng nhiệm vụ chính của Hội thánh là trở thành một Hội thánh. Chúng ta có thể thấy rằng những công việc của Hội thánh là một nhân chứng giữa họ và cho chính họ, và chắc chắn Hội thánh hỗ trợ bằng sự cầu nguyện cho các cơ hội đi ra và truyền giáo, nhưng vai trò của Hội thánh không phải là để chạy các chương trình. Hội thánh nên nuôi dưỡng một nền văn hóa truyền giáo. Các thành viên được phái ra khỏi Hội thánh là để thi hành việc truyền giáo. Tôi biết điều này có vẻ hơi cầu kỳ, nhưng điều đó thực sự quan trọng. Nếu bạn không làm đúng điều này, bạn có thể làm thay đổi Hội thánh – và sẽ giận dữ với sự lãnh đạo của Hội thánh.

Vì vậy, trong một nền văn hóa lành mạnh của việc truyền giáo, điều này được hiểu rằng có một ưu tiên khác cho Hội thánh và cho cá nhân. Chúng ta cần những hội thánh sống theo phúc âm theo cách Kinh thánh mô tả, và chúng ta cần những Cơ đốc nhân thân thiện với người tìm kiếm Chúa, không phải là cách khác. Điều đó có nghĩa rằng khi một điều gì đó bạn cho là nên làm trong việc truyền giáo cá nhân có thể sẽ không phải là điều tốt nhất thay vì để cho hội thánh thực hiện như một tập thể.

Trong một nền văn hóa truyền giáo, mục tiêu là để mọi người chia sẻ, cầu nguyện, và nắm bắt cơ hội khi người mới đến – không chỉ là mục sư và trưởng lão. Trách nhiệm của chúng ta là trở thành nhân chứng trung thành — cùng nhau.

Tôi tin rằng nếu các tín hữu dành một nửa thời gian họ dành cho các chương trình trong các cuộc hội thoại truyền giáo để đến với những người hàng xóm, đồng nghiệp, hoặc bạn học, họ sẽ nhận thấy có ảnh hưởng tốt hơn với phúc âm và tiếp cận được nhiều người hơn nữa. Nếu bạn nghĩ kỷ về điều này, không có cách nào bạn có thể đem được hết những ngời chưa tin Chúa vào nhà thờ của bạn và qua đó các tín hữu trong Hội thánh của bạn sẽ giữ liên lạc với những người mới này hàng tuần – bất kể nhà thờ bạn lớn như thế nào.

Thực tế là, hầu hết mọi người đến với đức tin qua ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình, các buổi học Kinh Thánh nhóm nhỏ, hay một cuộc trò chuyện với một người bạn sau khi một chương trình nhóm ở nhà thờ: Các tín hữu chủ động nói về phúc âm.

Ghi chú của biên tập viên: Bài viết này là một đoạn trích được chỉnh sửa từ cuốn sách gần đây nhất của Mack từ loạt bài nói về việc xây dựng một Hội thánh sống mạnh: Truyền giáo: Làm thế nào để Hội thánh có thể nói về Chúa Giêsu (Crossway, 2013).

 


Bài viết này được dịch với sự hợp tác của Tạp chí Thần học Việt Nam (VietnameseTheologicalReview.org). Hãy ghé vào trang web của Tạp chí Thần học để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu kinh thánh hữu ích hơn.

Thêm articles được gắn thẻ là: